MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CƠ BẢN TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau vừa nhằm mục đích đa dạng hoạt động mua bán sản xuất, vừa nhằm đẩy mạnh sự phát triển của tự do hóa thương mại. Tại Việt Nam, các hình thức mua bán hàng hóa đều được quy định chi tiết trong Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN
Khái niệm:
- Là phương thức mua bán thông qua bên thứ ba gọi là trung gian thương mại, kết nối người bán và người mua
Đặc điểm
- Hành động theo sự ủy thác
- Tính phụ thuộc
- Lợi nhuận bị chia sẻ
Ưu điểm
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro tại những thị trường mới
- Tiết kiệm chi phí đầu tư trực tiếp
- Đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua các dịch vụ của bên trung gian
Nhược điểm
- Mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường
- Lợi nhuận bị chia sẻ
- Rủi ro lớn nếu chọn nhầm người trung gian
- Đôi khi bị người trung gian đòi hỏi
Các loại hình trung gian thương mại
Môi giới thương mại
– Khái niệm:
- Là một thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng và hưởng thù lao theo hợp đồng.
– Đặc điểm:
- Mối quan hệ ủy thác từng lần
- Người môi giới không đại diện cho bên nào trong hợp đồng
- Môi giới không ký kết, thực hiện và đứng tên trên hợp đồng
Đại lý thương mại
– Khái niệm:
- Là thương nhân tiến hành 1 hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác.
– Đặc điểm:
- Mối quan hệ dài hạn
- Đại lý đứng tên trên hợp đồng
- Bên giao đại lý là chủ sở hữu hàng hóa/tiền tệ đã giao cho bên đại lý
Ủy thác mua bán hàng hóa
– Khái niệm:
- Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao.
– Đặc điểm:
- Mối quan hệ mua hộ, bán hộ
- Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình ký kết và thực hiện hợp đồng
Đại diện cho thương nhân
– Khái niệm:
- Là 1 thương nhân nhận ủy nhiệm của 1 thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại trên danh nghĩa của thương nhân đó và hưởng thù lao.
– Đặc điểm:
- Bên đại diện nhân danh bên giao đại diện giao dịch với bên thứ 3.
- Bên giao đại diện chịu trách nhiệm về các hành vi mà bên đại diện đã thực hiện trong phạm vi ủy nhiệm
CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH KHÁC
Mua bán đối lưu
– Khái niệm:
- Là phương thức giao dịch trong đó người bán đồng thời là người mua với mục đích thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương ứng thay vì một khoản tiền
– Đặc điểm:
- Người xuất khẩu chính là người nhập khẩu
- Giá trị sử dụng của hàng hóa trao đổi là mối quan tâm hàng đầu
- Đồng tiền chủ yếu có chức năng tính toán
- Đảm bảo sự cân bằng (mặt hàng, giá cả, tổng giá trị và điều kiện giao hàng)
– Phân loại:
- Nghiệp vụ hàng đổi hàng
- Nghiệp vụ bù trừ
- Nghiệp vụ mua đối lưu: A xuất khẩu cho B mặt hàng X và cam kết nhập lại từ B mặt hàng Y trong tương lai
- Nghiệp vụ mua lại: bên A cung cấp thiết bị, dây chuyền máy móc cho bên B và cam kết mua lại sản phẩm do thiết bị dây chuyền máy móc đó sản xuất ra
- Nghiệp vụ bồi hoàn: đổi hàng hóa/dịch vụ lấy những dịch vụ và ưu huệ
- Nghiệp vụ chuyển nợ: bên nhận hàng chuyển khoản nợ cho bên thứ 3 để bên này trả tiền
– Biện pháp bảo đảm thực hiện:
- Phạt
- Bên thứ 3 khống chế hàng hóa
- Thư tín dụng đối ứng: là loại L/C chỉ có hiệu lực khi 1 L/C khác đối ứng với nó được mở
Tạm nhập tái xuất
– Khái niệm:
- Là việc nhập khẩu một hàng hóa và không qua một khâu chế biến nào tại nước tái xuất sau đó xuất khẩu sang một nước khác nhằm mục đích kiếm lời bằng chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
– Đặc điểm:
- Người bán chính là người mua trước đó
- Hàng hóa chưa qua bất kì một công đoạn chế biến nào
- Là giao dịch 3 bên
- Hàng hóa có cung cầu lớn và thường xuyên biến động
– Phân loại:
- Tái xuất đúng thực nghĩa: hàng hóa vào lãnh thổ của nước tái xuất, có làm thủ tục nhập khẩu và thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước tái xuất.
- Chuyển khẩu: hàng hóa không làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu, có đi qua cửa khẩu trung chuyển, kho ngoại quan hoặc khu vực trung chuyển hàng của nước tái xuất để đi đến nước nhập khẩu.
– Biện pháp bảo đảm thực hiện:
- Phạt
- Đặt cọc
- Thư tín dụng giáp lưng: là loại L/C được phát hành trên cơ sở 1 L/C khác (L/C gốc)
Gia công quốc tế
– Khái niệm:
- Là phương thức giao dịch trong đó bên đặt gia công giao/bán nguyên vật liệu và/hoặc tiêu chuẩn kĩ thuật của mình cho bên nhận gia công để chế tạo ra thành phẩm, chuyển lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (phí gia công).
– Đặc điểm:
- Hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với quá trình sản xuất
- Tiền thù lao gia công tương đương với lượng lao động được sử dụng để tạo ra thành phẩm
- Quyền sở hữu nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kĩ thuật dùng để gia công thuộc về bên đặt gia công
– Phân loại:
- Giao nguyên vật liệu, nhận thành phẩm
- Mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm
- Hợp đồng thực chi thực thanh
- Hợp đồng khoán
- Gia công 2 bên
- Gia công chuyển tiếp
Sở giao dịch hàng hóa
– Khái niệm:
- Là phương thức mua bán hàng hóa thông qua những người môi giới do Sở giao dịch chỉ định
– Đặc điểm:
- Hàng hóa được tiêu chuẩn hóa
- Diễn ra tại địa điểm và thời gian cố định
- Mua bán thông qua môi giới của Sở giao dịch, theo những quy định của Sở
- Thể hiện được sự biến động giá cả trong 1 khu vực ở 1 thời điểm nhất định
- Chủ yếu là giao dịch khống
– Phân loại:
- Giao dịch giao ngay
- Giao dịch kì hạn
- Nghiệp vụ tự bảo hiểm
- Hợp đồng quyền chọn