BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi bồi thường công ty bảo hiểm qua bài viết dưới đây.

Khái niệm

Theo điều 303 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa là hợp đồng bảo hiểm các loại rủi ro hàng hải; người được bảo hiểm nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận; người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện trong hợp đồng.

Chứng từ bảo hiểm

Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm xác định việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hai bên. Chứng từ bảo hiểm gồm 2 loại:

Đơn bảo hiểm (Insurance Policy – IP)BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

  • Có giá trị trong việc đi đòi bồi thường từ người bảo hiểm
  • Có khả năng chuyển nhượng
  • Có giá trị trong giải quyết tranh chấp tại tòa án/trọng tài

Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate – IC)

  • Có giá trị trong việc đi đòi bồi thường từ người bảo hiểm
  • Không có khả năng chuyển nhượng
  • Có giá trị trong giải quyết tranh chấp tại tòa án/trọng tài

Một bộ hợp đồng bảo hiểm hàng hóa gồm:

  • Giấy yêu cầu bảo hiểm
  • Đơn bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm
  • (Các điều kiện bảo hiểm đi kèm với Giấy chứng nhận bảo hiểm)
  • Các bản sửa đổi bổ sung
  • Giấy báo xác nhận bảo hiểm tạm thời

Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Hợp đồng bảo hiểm chuyến

  • Là hợp đồng bảo hiểm cho 1 chuyến hàng được chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác theo quy định trong hợp đồng
  • Hiệu lực bảo hiểm: từ kho đến kho

Hợp đồng bảo hiểm thời hạn

  • Là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng
  • Hiệu lực bảo hiểm:
    • Hết thời gian thỏa thuận trong hợp đồng
    • Hết hạn ngạch số tiền bảo hiểm
    • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Hợp đồng bảo hiểm định giá

  • Là hợp đồng bảo hiểm mà người bảo hiểm đồng ý trước giá trị của đối tượng bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm (IP), phù hợp vớ giá trị được bảo hiểm và sử dụng khi bồi thường tổn thất
  • Cơ sở xác định số tiền bồi thường: giá trị thiệt hại tại thời điểm kí hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm không định giá

  • Là hợp đồng bảo hiểm mà trong đó giá trị của đối tượng bảo hiểm không được quy định nhưng phải ghi rõ số tiền bảo hiểm
  • Cơ sở xác định số tiền bồi thường: giá trị thiệt hại tại thời điểm xảy ra tổn thất

Một số nội dung của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Đối tượng bảo hiểm

BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
  • Lãi dự tính: m% x CIF

Trị giá bảo hiểm (V)

  • Giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng
  • Giá trị thị trường ở nơi đi và thời điểm bốc hàng + I + giá dịch vụ vận chuyển + lãi dự tính

Số tiền bảo hiểm (A)

  • Là toàn bộ hoặc một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được người bảo hiểm chấp nhận
  • A không được lớn hơn V

Phí bảo hiểm (I)

  • Khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm

Tỷ lệ phí bảo hiểm (R)

  • Được xác định dựa vào xác suất xảy ra rủi ro, cơ sở thống kê rủi ro
  • Phụ thuộc vào một số yếu tố như: loại hàng hóa, loại tàu, điều kiện bảo hiểm, quãng đường vận chuyển,….

Giám định tổn thất, khiếu nại và đòi bồi thường từ người bảo hiểm

Giám định tổn thất

  • Mục đích: xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc đòi bồi thường
  • Trách nhiệm giám định
    • Cuyên gia giám định tổn thất của người bảo hiểm
    • Công ty giám định độc lập được hai bên thống nhất lựa chọn
  • Trường hợp
    • Có giám định: hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ, giảm giá trị
    • Không giám định: tổn thất do tàu đắm, hàng mất, giap thiếu hoặc không giao hàng
  • Địa điểm
    • Cảng đến hoặc;
    • Cảng dọc đường do người được bảo hiểm yêu cầu
  • Thời điểm
    • Đối với tổn thất rõ rệt: ngay trước hoặc trong lúc dỡ hàng
    • Đối với tổn thất không rõ rệt: trong thời hạn cho phép lập thư dự kháng
  • Chứng từ liên quan
    • Giấy chứng nhận giám định tổn thất hoặc;
    • Biên bản giám định tổn thất (Survey Report)

Khiếu nại người bảo hiểmBẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

  • Thời hạn khiếu nại
    • Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: 2 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp
    • Theo QTC 1990: 2 năm kể từ ngày phát sinh quyền khiếu nại
  • Hồ sơ khiếu nại
    • Đơn khiếu nại
    • Đơn bảo hiểm / Giấy chứng nhận bảo hiểm / Hợp đồng bảo hiểm gốc
    • B/L bản gốc hoặc hợp đồng thuê tàu chuyến
    • Hóa đơn thương mại (bản gốc)
    • Kháng nghị hàng hải
    • Nhật kí hàng hải
    • Bản tính tiền bồi thường các bên
    • Các chứng từ khác tùy vào từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của người bảo hiểm

Bồi thường tổn thất

  • Nguyên tắc bồi thường
    • Bồi thường bằng tiền
    • Số tiền bồi thường tối đa bằng số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lí được bồi thường mà > số tiền bảo hiểm thì người bảo hiểm vẫn phải bồi thường
    • Bồi thường đúng thời hạn: 30 ngày từ khi nhận được bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ
    • Được khấu trức khoản thu nhập khi bán hàng và tiền bồi thường từ người thứ 3
  • Các hình thức bồi thường
    • Bồi thường tổn thất toàn bộ
      • Tổn thất toàn bộ thực tế: khác nhau tùy vào A = V hay A < V
        • A = V, STBT = V
        • A < V, STBT = A
      • Tổn thất toàn bộ ước tính: phụ thuộc vào việc chủ hàng có từ bỏ hàng hay không
    • Bồi thường tổn thất bộ phận
      • A = V, STBT = (V-V1)A < V, STBT = (A/V) x (V-V1)  với V1 là giá trị hàng hóa sau tổn thất
    • Bồi thường tổn thất chung: hy sinh tổn thất chung của hàng

Cùng tìm hiểu thêm về nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng và các kiến thức xuất nhập khẩu bổ ích nói chung qua những bài viết tại trang web của Prime Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …

  • VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC: MULTIMODAL TRANSPORTATION

    VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC: MULTIMODAL TRANSPORTATION

    Vận tải đa phương thức (Multimodal Transportation): Sự kết hợp hiệu quả của các phương thức vận tải Vận tải đa phương thức không phải một phương thức vận tải mới mà là sự kết hợp của nhiều phương thức vận tải đã có: đường biển, đường hàng không, đường sắt, ô tô,… nhằm tăng …