BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan

Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ phát huy vai trò của mình khi có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu những khái niệm cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm trong thương mại quốc tế.

Khái niệmBẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người BH cam kết sẽ bồi thường cho người được BH những tổn thất của đối tượng BH do các rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được BH đã đóng phí BH cho đối tượng BH theo điều kiện BH đã thỏa thuận.

Bản chất

  • Một hoạt động kinh doanh kiếm lời với đối tượng kinh doanh là rủi ro và sản phẩm kinh doanh là các dịch vụ BH.
  • Sự di chuyển rủi ro từ người được BH sang người BH nhưng về mặt bản chất là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất giữa những người tham gia BH với nhau theo quy luật số đông.
  • Biện pháp kinh tế để giải quyết hậu quả của rủi ro về mặt tài chính.

Một số khái niệm liên quan

Đối tượng của bảo hiểm

  • Là đối tượng nằm trong tình trạng chịu sự đe dọa của rủi ro bởi vậy mà người có lợi ích BH liên quan phải tham gia 1 loại BH nào đó.
  • Đối tượng của BH gồm con người (tuổi thọ, sức khỏe, tính mạng, tai nạn), tài sản và trách nhiệm dân sự.

Điều kiện bảo hiểm

  • Là sự quy định về phạm vi trách nhiệm của người BH đối với đối tượng BH về rủi ro, tổn thất và không gian, thời gian

Người bảo hiểm

  • Người nhận trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất từ các rủi ro được quy định trong hợp đồng BH
  • Pháp nhân hoạt động theo quy định của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
  • Có quyền thu phí BH theo hợp đồng BH và có trách nhiệm bồi thường/trả tiền BH khi sự kiện BH xảy ra

Người được bảo hiểmBẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

  • Người mua, tham gia BH: ký hợp đồng BH, đóng phí BH
  • Người được BH: có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được BH theo hợp đồng BH
  • Người thụ hưởng BH: được nhận tiền bồi thường/tiền trả từ BH
Lưu ý: 3 đối tượng trên là 1 trong trường hợp BH là BH tài sản

Trị giá bảo hiểm (V)

  • Là trị giá bằng tiền của tài sản, thường được xác định bằng trị giá thực tế của tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng BH.
    • Với tài sản mới, V = giá mua + các chi phí liên quan
    • Với tài sản đã qua sử dụng, V = giá trị ban đầu (nguyên giá) – giá trị khấu hao hoặc V = giá trị đánh giá lại

Số tiền bảo hiểm (A)

  • Là một khoản tiền do người được BH yêu cầu và được người BH chấp nhận bồi thường, được quy định rõ trong hợp đồng BH, nhằm xác định giới hạn trách nhiệm của người BH trong bồi thường hoặc trả tiền BH
  • Số tiền bảo hiểm <= A hay nói cách khác A là số tiền bồi thường/số tiền trả BH tối đa mà người BH có thể chi trả.

Phí bảo hiểm (I)

  • Là khoản tiền mà người tham gia BH phải trả để được cung cấp dịch vụ BH cho các rủi ro đã được người BH chấp nhận. Phí BH cũng chính là giá cả của sản phẩm dịch vụ BH.
  • Công thức tính: I = A x R. Trong đó:
    • I: phí BH
    • A: số tiền BH
    • R: tỷ lệ phí BH

Phân loại

Theo cơ chế hoạt động

  • Bảo hiểm xã hội: một chế độ nhằm bù đắp thu nhập của người lao động khi họ bị giảm/mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm, hoạt động không vì mục đích kinh doanh thu lợi
  • Bảo hiểm thương mại: biện pháp phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất của 1 hay 1 số ít người khi gặp một loại rủi ro dựa trên một quỹ chung bằng tiền

Theo quy định của pháp luật

  • Bảo hiểm tự nguyện: là loại BH mà Nhà nước không quy định về điều kiện BH, phí BH và số tiền BH tối thiểu mà người BH và người tham gia BH bắt buộc phải tuân theo
  • Bảo hiểm bắt buộc: Nhà nước quy định về điều kiện BH, phí BH và số tiền BH tối thiểu mà người BH và người tham gia BH bắt buộc phải tuân thủ

Theo tính chất của bảo hiểm

  • Bảo hiểm nhân thọ: liên quan đến con người: tính mạng, tuổi thọ
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và những nghiệp vụ BH không thuộc BH nhân thọ

Nguyên tắc

  • Chỉ bảo hiểm cho một rủi ro chứ không bảo hiểm cho một sự chắc chắn
  • Tính trung thực tuyệt đối

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    • Người BH và người được BH phải tuyệt đối trung thực và tin tưởng lẫn nhau. Nếu một trong 2 bên vi phạm thì hợp đồng BH sẽ vô hiệu
  • Lợi ích BH
    • Chỉ những người có lợi ích bảo hiểm với đối tượng BH mới được ký kết hợp đồng BH và hợp đồng đó mới có giá trị pháp lý
    • Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, nếu muốn được bồi thường thì phải chứng minh được mình có lợi ích bảo hiểm vào thời điểm xảy ra tổn thất
  • Bồi thường
    • Cơ sở bồi thường: giá trị tổn thất thực tế
    • Hình thức bồi thường: tiền / sửa chữa tài sản / thay thế tài sản (riêng BH hàng hóa bắt buộc phải bồi thường bằng tiền)
  • Thế quyền
    • Người BH sau khi đã bồi thường được phép thay người được BH đòi người thứ 3 bồi thường phần tổn thất thuộc trách nhiệm của người đó trong phạm vi số tiền đã bồi thường cho người được BH
    • Nguyên tắc: người BH đã bồi thường cho người được BH và người được BH đã bảo lưu quyền khiếu nại người thứ 3 cho người BH
Hiện nay tại thị trường Việt Nam ngoại trừ Bảo hiểm Bảo Việt, đa số doanh nghiệp bảo hiểm là những doanh nghiệp nước ngoài với các tên tuổi như: Prudential, Dai-chi, Manulife,….

Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của Prime Logistics để tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về xuất nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC: MULTIMODAL TRANSPORTATION

    VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC: MULTIMODAL TRANSPORTATION

    Vận tải đa phương thức (Multimodal Transportation): Sự kết hợp hiệu quả của các phương thức vận tải Vận tải đa phương thức không phải một phương thức vận tải mới mà là sự kết hợp của nhiều phương thức vận tải đã có: đường biển, đường hàng không, đường sắt, ô tô,… nhằm tăng …