Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế
Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài khiến khả năng gặp phải rủi ro cao hơn đồng thời đường biển ẩn chứa đa dạng các loại rủi ro hơn so với các phương thức khác. Bảo hiểm hàng hải gồm 3 loại chính: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Cùng Prime Logisitcs tìm hiểu chung về bảo hiểm hàng hải qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Khái niệm
Bảo hiểm hàng hải là nghiệp vụ bảo hiểm cho những rủi ro trên biển và rủi ro trên bộ, trên sông, có liên quan đến hành trình vận chuyển bằng đường biển, gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển.
Rủi ro trong bảo hiểm hàng hải
Khái niệm
Là sự nguy hiểm bất trắc không thể lường trước được, gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.
Phân loại
Rủi ro thông thường được bảo hiểm
Là các rủi ro được bảo hiểm trong mọi điều kiện bảo hiểm gốc, bao gồm rủi ro chính và rủi ro phụ.
- Rủi ro chính (6): những rủi ro chủ yếu, tần suất cao và gây ra tổn thất lớn
Mắc cạn |
Chìm đắm | Cháy nổ | Đâm va | Mất tích | Vứt khỏi tàu |
Đáy tàu chạm đáy biển, tàu không chạy được khiến cho hành trình gián đoạn, cần tác động của ngoại lực để thoát cạn. |
Tàu chìm hẳn xuống nước, không chạy được làm chấm dứt hành trình |
Hiện tượng oxi hóa hàng hóa, vật thể trên tàu tỏa nhiều nhiệt |
Tàu va chạm với vật thể cố định hoặc di động trên biển |
Tàu không cập cảng đích sau 1 thời gian hợp lý kể từ ngày chủ hàng nhận được tín hiệu về con tàu đó |
Hành động vứt bớt tài sản (hàng hóa, vật phẩm, thiết bị) trên tàu để làm nhẹ tàu, giúp tàu cân bằng để cứu tàu và hàng |
- Rủi ro phụ (12): những rủi ro xảy ra với tần suất thấp, tổn thất gây ra không lớn
1. Hấp hơi | 4. Han gỉ | 7. Móc cẩu | 10. Bẹp, cong, vênh |
2. Nóng | 5. Lây hại | 8. Rách | 11. Mất cắp |
3. Nước mưa | 6. Lây bẩn | 9. Đổ vỡ | 12. Cướp biển |
13. Giao thiếu/không giao hàng |
Rủi ro phải bảo hiểm riêng
Là các rủi ro không được bảo hiểm trong các điều kiện bảo hiểm thông thường mà phải mua kèm cùng với điều kiện A/B/C nếu muốn được bảo hiểm.
- Nhóm rủi ro chiến tranh (War Risk – WR)
- Nhóm rủi ro đình công (Strikes, Riots, Civil Commotion – SRCC)
Rủi ro loại trừ
Là những rủi ro không được bảo hiểm trong bất kì trường hợp nào (loại trừ tuyệt đối)
1. Lỗi cố ý của người được bảo hiểm | 4. Nội tỳ | 7. Tàu đi lệch hướng không có lý do chính đáng | 10. Hao hụt tự nhiên, hao hụt thương mại của hàng hóa |
2. Buôn lậu | 5. Mất khả năng tự chủ tài chính của chủ tàu | 8. Thiệt hại tài chính do chậm trễ ngay cả khi do rủi ro được BH gây ra | 11. Xếp hàng quá tải, xếp sai quy cách |
3. Ẩn tỳ | 6. Tàu không đủ khả năng đi biển | 9. Bao bì không đầy đủ, đóng gói không thích hợp | 12. Phóng xạ, phản ứng hạt nhân, năng lượng nguyên tử |
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hải
Khái niệm
Là tình trạng mất mát, hư hại, giảm giá trị/giá trị sử dụng của đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm do tác động của rủi ro.
Phân loại
Theo mức độ tổn thất
- Tổn thất toàn bộ: những mất mát, hư hại làm giảm hoàn toàn giá trị của đối tượng bảo hiểm
- Tổn thất toàn bộ thực tế: bị phá hủy hoàn toàn / hư hỏng nghiêm trọng / người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm
- Tổn thất toàn bộ ước tính: tổn thất chưa hoàn toàn nhưng nhận thấy rằng tổn thất toàn bộ thực tế là không tránh khỏi hoặc chi phí sửa chữa > giá trị của tài sản cứu được
- Tổn thất bộ phận: sự mất mát, giảm một phần giá trị và giá trị sử dụng của đối tượng bảo hiểm.
Theo tính chất của tổn thất
- Tổn thất riêng: tổn thất xảy ra chỉ ảnh hưởng tới riêng quyền lợi của chủ sở hữu tài sản bị tổn thất chứ không liên quan đến các quyền lợi khác có mặt trong hành trình.
- Nguyên nhân: thiên tai, tai nạn trên biển
- Bộ phận:
- Giá trị tổn thất riêng: giá trị của phần tài sản bị tổn thất
- Chi phí tổn thất riêng: những chi phí hợp lý được bỏ ra nhằm ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất
- Tổn thất chung: những hy sinh, chi phí đặc biệt được bỏ ra một cách hữu ý và hợp lý nhằm cứu tàu, hàng và cước phí thoát khỏi 1 mối nguy hiểm chung đối với tất cả trong hành trình.
- Đặc trưng:
- Phải có nguy cơ thật sự đe dọa đến an toàn chung của toàn hành trình
- Phải có hành động tổn thất chung (ném hàng, xịt nước cứu cháy,….)
- Hy sinh và chi phí bỏ ra phải hợp lý
- Hy sinh và chi phí bỏ ra phải bất thường và vì an toàn chung
- Bộ phận
- Hy sinh tổn thất chung: một phần tài sản bị hy sinh để cứu những tài sản còn lại
- Chi phí tổn thất chung: những chi phí trả cho bên thứ 3 nhằm cứu tàu, hàng; giúp cho hành trình được tiếp tục. Các loại chi phí tổn thất chung gồm có:
- Chi phí cứu hộ, cứu nạn
- Chi phí làm nổi tàu khi mắc cạn
- Chi phí thuê lai dắt, kéo tàu
- Chi phí tại cảng lánh nạn
- Đặc trưng: