BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển

Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận của người bán và người mua hoặc dựa trên điều kiện Incoterms được áp dụng, song đều là cần thiết vì quyền lợi của các bên, bên nào chịu nhiều rủi ro thì nên mua bảo hiểm.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu về các điều kiện bảo hiểm và phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển qua bài viết dưới đây.

Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biểnBẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

  • Hành trình trên biển phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm: thiên tai, tai nạn trên biển, chiến tranh, lỗi kỹ thuật
  • Tốc độ tàu biển chậm, hành trình kéo dài, tăng khả năng gặp rủi ro
  • Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển rất ít (17 miễn trách trong quy tắc Hague)
  • Khối lượng vận chuyển và giá trị hàng hóa lớn, nếu gặp phải rủi ro sẽ gây ra tổn thất lớn
Với những lý do nêu trên, bảo hiểm hàng hóa là một loại hình bảo hiểm rất quan trọng đối với các chủ hàng có hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Các chủ hàng nên “phòng hơn là chữa”, mua bảo hiểm cũng phần nào khiến các chủ hàng an tâm hơn khi đã có một bên đứng ra bồi thường cho những tổn thất mình gặp phải.

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa

Điều kiện bảo hiểm của Anh

SG Form 1779

  • Áp dụng cho cả bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm hàng hóa
  • Sử dụng nhiều thuật ngữ cổ, khó hiểu cho người tham gia bảo hiểm

ICC (Institue Cargo Clauses)

  • Là một bộ các điều kiện bảo hiểm hàng hóa
  • Do Viện những người bảo hiểm London (ILU) ban hành
  • Gồm 3 phiên bản: ICC 1963, ICC 1982, ICC 2009
  • Bộ điều kiện bảo hiểm ICC
    • ICC 1963: 3 điều kiện bảo hiểm gốc (FPA – miễn tổn thất riêng, WA – tổn thất riêng, AR – mọi rủi ro) + 2 điều kiện bảo hiểm đặc biệt (WR – chiến tranh, SRCC – đình công)
    • ICC 1982: 3 điều kiện bảo hiểm gốc (C, B, A) + 2 điều kiện bảo hiểm đặc biệt (WR, SRCC)
  • Phiên bản sau ra đời không làm mất đi hiệu lực của phiên bản trước

Điều kiện bảo hiểm của Việt NamBẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

QTC 1965

  • Do công ty Bảo hiểm Bảo Việt thay mặt Bộ Tài chính phát hành
  • Gồm 3 điều kiện bảo hiểm gốc giống ICC 1963 (FPA, WA, AR), không có điều kiện bảo hiểm đặc biệt

QTC 1990

  • Do công ty Bảo hiểm Bảo Việt thay mặt Bộ Tài chính phát hành
  • Gồm 3 điều kiện bảo hiểm gốc giống ICC 1982 (A,B,C), không có điều kiện bảo hiểm đặc biệt
  • Phiên bản sau ra đời làm mất đi hiệu lực của phiên bản trước
Ngoài ra, riêng công ty Bảo Việt còn có 1 số bộ điều kiện bảo hiểm khác: QTCB 1995, QTCB 1998, QTCB 2004.

Phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm hàng hóa

Điều kiện bảo hiểm gốc

Rủi ro được bảo hiểm

C

B

A

Mắc cạn, đâm va, chìm đắm, cháy nổ, lật úp

X

X

Bảo hiểm cho tất cả những mất mát, thiệt hại của hàng hóa do tất cả các rủi ro gây ra, trừ rủi ro loại trừ

Dỡ hàng tại cảng lánh nạn

X

X

Phương tiện đường bộ bị lật đổ/trật bánh

X

X

Tàu hàng mất tích

X

X

Hy sinh tổn thất chung

X

X

Vứt hàng khỏi tàu X

X

Chi phí hợp lý

X

X

Động đất, núi lửa phun, sét đánh

X

Nước cuốn khỏi tàu

X

Nước biển/sông tràn vào hầm tàu, khoang chứa hàng

X

Tổn thất toàn bộ của bất kì kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi khi xếp dỡ

X

Không gian trách nhiệm bảo hiểmBẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Từ kho đến kho
Kho đi:
  • kho tại địa điểm quy định trên hợp đồng bảo hiểm hoặc;
  • hàng hóa được đóng gói hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc vận chuyển
Kho đến:
  • kho của người nhận hàng tại địa điểm quy định trên hợp đồng hoặc;
  • kho trước khi tới nơi đến hoặc ở nơi đến mà người nhận chọn để lưu kho ngoài hành trình hoặc để phân phối hàng

Thời gian trách nhiệm bảo hiểm

QTCB 2004/ICC 1982 ICC 2009
Bắt đầu Hàng hóa rời kho đi Bắt đầu xếp hàng lên phương tiện vận tải ở kho đi
Kết thúc Hàng hóa đưa vào kho an toàn Hoàn thành việc dỡ hàng ở kho đến
Hết 60 ngày từ ngày dỡ khỏi tàu tại cảng đích Hết 60 ngày từ ngày dỡ hàng khỏi tàu tại cảng đích

Điều kiện bảo hiểm đặc biệt (theo ICC 1982)

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh – WR

Điều kiện bảo hiểm đình công – SRCC

Rủi ro tổn thất

Chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, nổi loạn, xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó

Bị chiếm đoạt, tịch thu, bắt giữ

Vũ khí chiến tranh sót lại

Đóng góp tổn thất chung

Đình công, cấm xưởng, bạo động, rối loạn lao động

Khủng bố hay bất cứ đối tượng nào có hành động liên quan đến chính trị

Tổn thất chung và chi phí cứu hộ, cứu nạn

Không gian trách nhiệm bảo hiểm

Cảng đi – Cảng đến

Kho đi – Kho đến

Thời gian trách nhiệm bảo hiểm

Từ khi hàng được xếp lên tàu đến khi:

Hàng được dỡ xuống khỏi tàu tại cảng đích hoặc:

Hết 15 ngày từ nửa đêm ngày tàu cập cảng đích

Từ khi hàng rời kho đi đến khi:

Hàng được đưa vào kho đến hoặc:

Hết 60 ngày từ ngày hàng được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đích

Cùng tìm hiểu thêm về nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng và các kiến thức xuất nhập khẩu bổ ích nói chung qua những bài viết tại trang web của Prime Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …

  • VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC: MULTIMODAL TRANSPORTATION

    VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC: MULTIMODAL TRANSPORTATION

    Vận tải đa phương thức (Multimodal Transportation): Sự kết hợp hiệu quả của các phương thức vận tải Vận tải đa phương thức không phải một phương thức vận tải mới mà là sự kết hợp của nhiều phương thức vận tải đã có: đường biển, đường hàng không, đường sắt, ô tô,… nhằm tăng …