INCOTERMS – NGÔN NGỮ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ INCOTERMS: SỔ TAY NGÔN NGỮ CỦA DÂN XUẤT NHẬP KHẨU

Nhắc đến xuất nhập khẩu hay mua bán quốc tế, Incoterms sẽ không còn xa lạ đối với tất cả những ai mới tìm hiểu hoặc đã là “dân chuyên”. Incoterms được ví như ngôn ngữ của thương mại quốc tế, ra đời là một bộ quy tắc nhưng sau đó trở thành một tập quán thương mại lâu đời và được sử dụng vô cùng rộng rãi trên toàn thế giới.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu đôi nét về sổ tay ngôn ngữ của dân xuất nhập khẩu qua bài viết dưới đây.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ INCOTERMS - NGÔN NGỮ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS

Khái niệm

  • INCOTERMS là viết tắt của International Commerical Terms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) ban hành, giải thích các điều kiện thương mại quốc tế liên quan tới vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán được ký kết giữa 2 bên.

Phạm vi điều chỉnh

  • Chỉ quy định những trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa.
  • Trong hợp đồng nếu có quy định: “Những vấn đề chưa được giải thích trong hợp đồng sẽ được giải thích trong Incoterms”không đúng. Ngoài những vấn đề trong quá trình giao nhận thì Incoterms không đề cập đến những vấn đề khác của hợp đồng như tên hàng, bao bì, phương thức thanh toán, v.v…….

Mục đích

  • Phân chia nghĩa vụ, rủi ro và chi phí đối với hàng hóa trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa người mua và người bán

Lịch sử phát triển

  • Phiên bản đầu tiên ra đời năm 1936 với 7 điều kiện
  • Tính đến 2020, đã có tổng cộng 7 phiên bản Incoterms được ban hành với bản mới nhất là Incoterms 2020.

Tính ràng buộc thực thi

  • Là tập quán thương mại nên không mang tính bắt buộc
  • Nếu muốn áp dụng Incoterms thì phải dẫn chiếu trong hợp đồng (ghi rõ phiên bản được sử dụng, VD: Incoterms 2020)
  • Hai bên có quyền thay đổi, bổ sung, cắt giảm các trách nhiệm và nghĩa vụ

KẾT CẤU CỦA INCOTERMS 2020

Incoterms 2020 gồm 11 điều kiện:NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ INCOTERMS - NGÔN NGỮ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

  • Điều kiện nhóm E: EXW (Ex Works)
  • Điều kiện nhóm F: FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside Ship), FOB (Free On Board)
  • Điều kiện nhóm C: CPT (Carriage Paid To), CIP (Carriage and Insurance Paid To), CFR (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance Freight)
  • Điều kiện nhóm D: DAP (Delivered At Place), DPU (Delivered At Place Unloaded), DDP (Delivered Duty Paid)
Trong đó, EXW là điều kiện mà người bán có nghĩa vụ ít nhất, người mua có nghĩa vụ nhiều nhất còn DDP thì ngược lại. Thông thường người ta sẽ cân nhắc lựa chọn điều kiện khác thay thế do EXW và DDP đều gây ra một số khó khăn cho người xuất khẩu và người nhập khẩu, điển hình là việc làm thủ tục hải quan.

11 điều kiện được phân thành 2 nhóm

  • Các điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải và vận tải đa phương thức (7): EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP
  • Các điều kiện dùng riêng cho đường biển và thủy nội địa (4): FAS, FOB, CFR, CIF

NHỮNG SỬA ĐỔI CỦA INCOTERMS 2020 SO VỚI INCOTERMS 2010

DPU thay thế DAT

  • DAT (Delivered At Terminal) được thay thế bằng DPU (Delivered at Place Unloaded): về bản chất DPU và DAT giống nhau, việc đổi tên nhằm nhấn mạnh rằng địa điểm đến có thể là bất kì đâu không chỉ là “terminal” và cũng để lưu ý về điểm khác biệt duy nhất giữa DPU và DAP (DPU: người bán dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải ở nơi đến còn DAP thì ngược lại)

Thay đổi về mức bảo hiểm trong CIP

  • Sau khi đón nhận và cân nhắc phản hồi từ phía người dùng, ICC nâng mức bảo hiểm từ mức C lên mức A hoặc tương đương.

Vận đơn “hàng đã bốc” trong FCA (On Board B/L)

  • Nhằm giải quyết tình huống hàng hóa được vận chuyển theo điều kiện FCA bằng đường biển và người bán/người mua/ngân hàng yêu cầu có On Board B/L. Trong A6/B6 của FCA, người mua có thể chỉ dẫn người chuyên chở phát hành 1 On Board B/L cho người bán sau khi người chuyên chở nhận hàng để xếp.

Chi tiết, cụ thể hơn vấn đề phân chia chi phí (Cost Allocation)

  • Các loại chi phí được quy định rõ hơn, chuyển từ mục A10/B10 trong phiên bản 2010 lên mục A9/B9 trong bản 2020.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ INCOTERMS - NGÔN NGỮ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bổ sung quy định về an ninh vận tải (Transport Security)

  • Các quy tắc tại mục A4 (vận tải), A7 (thông quan xuất nhập khẩu) đã được bổ sung để làm rõ và chi tiết hơn nghĩa vụ liên quan đến an ninh.

Bổ sung vấn đề tự vận tải hàng hóa (Using Own Transport)

  • Trong nhiều trường hợp, giao dịch có thể được thực hiện mà không có sự tham gia của bên chuyên chở thứ 3 (người bán tự dùng phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hoặc người mua sử dụng phương tiện của mình để nhận hàng).

Sắp xếp lại thứ tự nghĩa vụ A1-A10, B1-B10 của mỗi điều kiện

 

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS

Quy định về địa điểm hoặc cảng

  • Tùy từng điều kiện, địa điểm được chỉ định sẽ xác định địa điểm/cảng mà ở đó hàng hóa được xem như là đã “chuyển giao” từ người bán sang người mua hoặc là địa điểm/cảng mà tại đó người bán phải vận chuyển hàng đến đó hoặc là cả 2 trong trường hợp các điều kiện nhóm D.
  • Trong Incoterms có 2 điểm chuyển giao: chuyển giao chi phí và chuyển giao rủi ro (từ người bán sang người mua). Hai điểm chuyển giao này có thể trùng nhau nhưng cũng có thể khác nhau.Việc quy định rõ tại mục A2 giúp 2 bên tránh khỏi những tranh chấp.

Ai là người thuê phương tiện vận tải chặng chính

  • Với các điều kiện nhóm E, nhóm F người mua/người nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.
  • Với các điều kiện nhóm C, nhóm D, việc thuê phương tiện vận tải là nghĩa vụ của người bán/người xuất khẩu.

Ai mua bảo hiểm cho hàng hóa

  • Trong 11 điều kiện, chỉ có CIP và CIF là bắt buộc người xuất khẩu phải mua bảo hiểm, nhưng bản chất là mua hộ người nhập khẩu do rủi ro trên chặng vận tải chính thuộc về người mua.
  • Còn với các điều kiện còn lại, việc mua bảo hiểm là tùy lựa chọn của các bên.

Ai là người thông quan xuất khẩu, nhập khẩu

  • Hầu như trong tất cả các điều kiện, người xuất khẩu luôn thông quan xuất khẩu còn người nhập khẩu luôn thông quan nhập khẩu. Chỉ trừ 2 trường hợp EXW và DDP: EXW yêu cầu người nhập khẩu phải làm cả thông quan xuất nhập khẩu còn DDP quy định người xuất khẩu phải làm cả hai thủ tục này.

 

Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của Prime Logistics để tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về xuất nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …