VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN: CHUYÊN CHỞ HƠN 80% KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI

Vận tải đường biển: Phương thức vận tải lâu đời nhất trên thế giới

Vận tải đường biển là một phương thức vận tải ra đời sớm và có lịch sử phát triển lâu đời, nhất là ở các quốc gia có biển. Vận chuyển hơn 80% lượng hàng hóa trên toàn thế giới, đến tận ngày nay, đường biển vẫn chiếm ưu thế và giữ vững phong độ tăng trưởng bất chấp mọi tình cảnh như đại dịch Covid-19 hiện nay.

Ưu điểm & Nhược điểm của vận tải đường biển

Ưu điểm

  • Các tuyến đường vận tải biển hầu hết đều là tuyến đường giao thông tự nhiên
  • Năng lực vận chuyển lớn
  • Giá thành thấp
  • Thích hợp vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, đặc biệt hiệu quả với các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc,…
  • Tiêu thụ nhiên liệu thấp

Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện hàng hải
  • Tốc độ vận chuyển chậm

Tàu buôn trong vận tải đường biển

Tàu buôn là những tàu chở hàng và chở khách vì mục đích thương mại.
Tàu buôn có một số đặc trưng về mặt kinh tế-kĩ thuật như sau:

Mớn nước (Draught)VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN: CHUYÊN CHỞ HƠN 80% KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI

  • Là chiều cao thẳng đứng tính từ đáy tàu lên mặt nước, được đo bằng mét hoặc foot
  • Mớn nước cho biết tàu có thể ra vào cảng, đi trên sông, kênh rạch ở độ sâu bao nhiêu
  • Mớn nước của tàu thay đổi tùy vào khối lượng hàng hóa chuyên chở, vùng biển đi qua và mùa. Căn cứ vào đó, người ta kẻ lên thành tàu vạch xếp hàng (Load line/Plimsoll Line).
  • Có 2 loại mớn nước
    • Mớn nước tối thiểu/ mớn nước cấu tạo (Light Draught): là mớn nước của tàu khi không có hàng
    • Mớn nước tối đa (Loaded Draught): là mớn nước của tàu khi chở đầy hàng

Trọng lượng (Displacement Tonnage)

  • Là trọng lượng của khối nước mà tàu chiếm chỗ, tính bằng tấn dài (long ton)
  • Có 2 loại trọng lượng
    • Trọng lượng tàu không hàng (Light Displacement): gồm trọng lượng vỏ tàu, máy móc, phụ tùng trên tàu, thuyền viên và hành lý của họ
    • Trọng lượng tàu đầy hàng (Heavy Displacement): bao gồm trọng lượng tàu không hàng, trọng lượng thương mại của hàng hóa và trọng lượng dầu mỡ, nước ngọt, lương thực, vật liệu chèn lót trên tàu.
  • Cách tính trọng lượng: D= M/35
    • D: trọng lượng tàu
    • M: thể tích khối nước bị chiếm chỗ (c.ft)

Trọng tải  (Carrying Capacity)

  • Là sức chở của tàu tính bằng tấn dài (long ton) ở mớn nước tối đa
  • Có 2 loại trọng tải:
    • Trọng tải toàn phần (DWC): hiệu số giữa trọng lượng tàu đầy hàng và trọng lượng tàu không hàng
    • Trọng tải tịnh (DWCC): là trọng lượng thương mại của hàng hóa mà tàu có thể chở được, là hiệu số giữa trọng tải toàn phần và trọng lượng các vật phẩm trên tàu

Dung tích đăng kí (Register Tonnage)VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN: CHUYÊN CHỞ HƠN 80% KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI

  • Là thể tích các khoảng trống khép kín trên tàu tính bằng m3, c.ft hoặc register ton
  • Có 2 loại dung tích đăng kí:
    • Dung tích đăng kí toàn phần (GRT): bao gồm toàn bộ dung tích các khoang trống khép kín trong tàu, tính từ boong trên cùng xuống
    • Dung tích đăng kí tịnh (NRT): toàn bộ dung tích các khoang trống dùng để chứa hàng

Dung tích chứa hàng (Cargo Space)

  • Là khả năng xếp các loại hàng hóa khác nhau trong hầm tàu, tính bằng m3 hoặc c.ft
  • Có 2 loại dung tích chứa hàng
    • Dung tích chứa hàng bao kiện (Bale Space)
    • Dung tích chứa hàng rời (Grain Space): lớn hơn dung tích chứa hàng bao kiện từ 5-10%

Hệ số xếp hàng

  • Hệ số xếp hàng của tàu (CF): là mối quan hệ giữa dung tích chứa hàng (CS) và trọng tải tịnh của tàu (DWCC), cho biết 1 tấn trọng tải tịnh tương đương với bao nhiêu đơn vị dung tích chứa hàng của tàu đó
  • Hệ số xếp hàng của hàng (SF): mối quan hệ giữa thể tích và trọng lượng của hàng khi được xếp trong hầm tàu

Phân loại tàu trong vận tải đường biển

Có rất nhiều cách phân loại tàu như: theo công dụng, theo cỡ tàu, theo động cơ, theo phạm vi kinh doanh,…Tuy nhiên có 2 loại tàu được nghe tới nhiều nhất là tàu chợ và tàu chuyến.

Tàu chợ (Liner)

Khái niệm

  • Là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường cố định, theo một lịch trình định trước và chỉ ghé qua một số cảng nhất định.

Đặc điểm

  • Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là vận đơn đường biển
  • Chủ hàng buộc phải chấp nhận cá điều kiện, điều khoản do hãng tàu đặt ra
  • Giá cước tàu chợ do các hãng tàu quy định và được công bố trên biểu cước của hãng
  • Các chủ tàu thường cùng thành lập công hội tàu chợ (liner conference) hay công hội cước phí (freight conference) để khống chế thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh (VD: 2M Alliance gồm Maersk, MSCHMM, Ocean Alliance gồm CMA CGM, Evergreen, OOCLCOSCO Shipping)

Phương thức thuê tàu chợ

  • Chủ hàng yêu cầu người môi giới tìm tàu phù hợp để vận chuyển hàng hóa của mình
  • Người môi giới chào tàu, hỏi tàu (gửi Booking Request cho hãng tàu)
  • Người môi giới và hãng tàu đàm phán một số điều khoản: tên hàng, số lượng, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng,…..
  • Người môi giới thông báo cho chủ hàng về kết quả thuê tàu
  • Chủ hàng vận chuyển hàng hóa ra địa điểm chỉ định tại cảng để giao cho người chuyên chở (hãng tàu)
  • Người chuyên chở phát hành vận đơn đường biển cho chủ hàng

Tàu chuyến (Charter)

VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN: CHUYÊN CHỞ HƠN 80% KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI

Khái niệm

  • Là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Tàu chuyến không chạy trên một tuyến đường cố định, ghé qua một số cảng nhất định và cũng không dựa trên một lịch trình định trước.

Đặc điểm

  • Thường dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất hàng hóa đồng nhất và chủ hàng có đủ hàng để xếp đầy tàu
  • Tốc độ chuyên chở tương đối chậm hơn so với tàu chợ
  • Điều kiện chuyên chở, cước phí đều được thỏa thuận giữa chủ hàng và hãng tàu và được quy định trong hợp đồng thuê tàu
  • Chứng từ điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là hợp đồng thuê tàu và vận đơn đường biển.

Hình thức thuê tàu chuyến

  • Thuê chuyến một (single trip)
  • Thuê chuyến một khứ hồi (round trip)
  • Thuê chuyến một liên tục (consecutive voyage)
  • Thuê định hạn (time charter)
    • Thuê định hạn trơn
    • Thuê định hạn không trơn

Phương thức thuê tàu chuyến

  • Chủ hàng nhờ người môi giới tìm tàu phù hợp
  • Người môi giới chào tàu, hỏi tàu
  • Người môi giới và hãng tàu đàm phán một số điều khoản: tên hàng, số lượng, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng,…..
  • Người môi giới thông báo cho chủ hàng về kết quả thuê tàu
  • Chủ hàng và người chuyên chở ký kết hợp đồng thuê tàu
  • Chủ hàng vận chuyển hàng hóa ra địa điểm chỉ định tại cảng để giao cho người chuyên chở, nhận vận đơn do người chuyên chở phát hành

 

Hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo với nhiều kiến thức bổ ích hơn về vận tải đường biển tại website của Prime Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …