VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING) VÀ MỘT SỐ LOẠI VẬN ĐƠN THÔNG DỤNG

Vận đơn đường biển (Bill of Lading) – Chứng từ không thể thiếu trong vận tải biển

Vận đơn đường biển, gọi tắt là B/L, là một chứng từ cơ bản của bất kì chuyến hàng nào chuyên chở bằng đường biển. Chính bởi sở hữu những chức năng quan trọng mang tính quyết định, B/L ngày càng được đổi mới và cải tiến để phù hợp hơn với sự tiến bộ của ngành hàng hải và công nghệ thông tin.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu cơ bản về vận đơn đường biển và các loại vận đơn thông dụng trong bài viết dưới đây.

Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là gì?

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

Chức năng của vận đơn đường biển

Bằng chứng xác nhận một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển được kí kết
Biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng
Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa được ghi trên vận đơn

Phân loại vận đơn đường biển

Theo khả năng lưu thôngVẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING) VÀ MỘT SỐ LOẠI VẬN ĐƠN THÔNG DỤNG

Vận đơn đích danh (Straight B/L): trên vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng

  • Chỉ người có tên và địa chỉ đúng như trên vận đơn mới nhận hàng được
  • Không chuyển nhượng bằng kí hậu được
  • Ít được sử dụng, thường dùng cho gửi hàng cá nhân, quà biếu, công ty mẹ gửi công ty con

Vận đơn theo lệnh (To order B/L): trên vận đơn ghi “to order” hoặc ghi tên người nhận hàng và thêm chữ “or to order”

  • Người đi nhận hàng phụ thuộc vào người ra lệnh
  • Được dùng phổ biến, có thể chuyển nhượng bằng ký hậu
  • Cách thể hiện: To order/To order of shipper/To order of consignee/To order of bank

Vận đơn vô danh (To bearer B/L): trên vận đơn không ghi tên người nhận hoặc ghi rõ ra vô danh hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi và người này kí hậu nhưng không chỉ định người hưởng lợi tiếp theo

Theo việc xếp hàng

Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L): được cấp sau khi xếp hàng lên tàu. B/L này có giá trị rất lớn trong việc xác định hàng hóa đã được xếp lên tàu, chứng tỏ người bán đã hoàn thành trách nhiệm xếp hàng lên tàu

Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ xếp hàng và vận chuyển hàng trên con tàu được ghi trên B/L. Áp dụng cho:

  • Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến/tàu đã đến nhưng chưa đủ điều kiện xếp hàng
  • Việc bán hàng thông qua nhiều bên trung gian, đơn vị giao nhận,…
  • Giao hàng từ kho đến kho
  • Hàng hóa đóng trong container

Theo ghi chú trên B/Lblue and red cargo ship on sea during daytime

Vận đơn sạch (Clean B/L): là B/L không có ghi chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa hoặc tình trạng bên ngoài của hàng hóa

  • Cách thể hiện trên B/L: có chữ “Clean” ở phần nhận xét; không có phê chú gì; có phê chú nhưng không làm mất tính hoàn hảo của B/L
  • Có giá trị chứng cứ lớn chứng minh người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình

Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): B/L có phê chú xấu, phê chú bảo lưu của thuyền trưởng về  hàng hóa hoặc tình trạng bên ngoài của hàng hóa

  • Ngân hàng thường không chấp nhận thanh toán nếu người bán xuất trình Unclean B/L
  • Cách khắc phục để lấy được Clean B/L: thay thế bổ sung hàng hóa; sửa chữa hàng hóa; lập thư đảm bảo (Letter of Indemnity).

Theo hành trình chuyên chở

Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): dùng cho hàng hóa được vận chuyển từ cảng xếp đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường

Vận đơn chở suốt (Through B/L): dùng cho hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng (bằng hai hay nhiều tàu khác nhau) nhưng do một người phát hành và chịu trách nhiệm trên toàn bộ hành trình

Vận đơn đa phương thức (Multimodal Transport B/L): dùng cho hàng hóa được chuyên chở từ nơi này đến nơi khác bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau.Harbor, Ship, Container, Hamburg, Germany, Last, Unload

Một số loại vận đơn đường biển khác

Vận đơn đã xuất trình ở cảng gửi (Surrendered B/L)

  • Là giải pháp nhằm thay thế vận đơn gốc trong trường hợp hàng hóa đã cập cảng đích nhưng vận đơn gửi qua bưu điện hoặc ngân hàng lại chưa đến tay người nhận.
  • Khi cấp vận đơn này, người chuyên chở hoặc đại lý đóng thêm dấu “surrendered” đồng thời điện báo Express Release/Telex Release cho đại lý ở cảng đến biết để đại lý giao hàng cho người nhận mà không cần xuất trình B/L gốc. Người gửi hàng chỉ gần fax vận đơn cho người nhận là được.

Giấy gửi hàng đường biển (Seaway Bill)

  • Ra đời với cùng mục đích như Surrendered B/L, nhằm tiết kiệm chi phí gửi B/L gốc và áp dụng trao đổi dữ liệu điện tử,
  • Seaway Bill là một chứng từ không lưu thông (non-negotiable)
  • Với Seaway Bill, người nhận khi nhận hàng chỉ cần xuất trình giấy tờ, chứng từ chứng minh mình là người có tên trên Seaway Bill chứ không cần xuất trình Seaway Bill.

Vận đơn bên thứ 3 (Third-party B/L): là vận đơn mà người hưởng lợi L/C không phải người gửi hàng, được sử dụng trong ủy thác xuất nhập khẩu

Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L):  là vận đơn cho phép thay đổi một số nội dung trên B/L: cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng,……

 

Vận đơn đường biển là một chứng từ vô cùng quan trọng trong vận tải biển. Bên cạnh những thông tin cơ bản trên, nội dung của vận đơn đường biển được quy định rất chặt chẽ và điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.

Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của Prime Logistics để có thêm những kiến thức bổ ích về vận đơn đường biển nói riêng và vận tải biển nói chung.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …