VẬN TẢI HÀNG KHÔNG: VẬN CHUYỂN KHỐI LƯỢNG NHỎ NHƯNG TRỊ GIÁ LỚN

Một số đặc điểm của vận tải hàng không và vận đơn hàng không (Air Waybill)

Vận tải hàng không là một phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế. Dù ra đời sau vận tải đường biển, tổng trị giá hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không lại lớn hơn rất nhiều so với đường biển. Bên cạnh đó, trong vận tải hàng không cũng sử dụng vận đơn hàng không để phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu về một số đặc điểm của vận tải hàng không và vận đơn hàng không thường được sử dụng trong lưu thông.

Vận tải hàng không

Ưu điểm và nhược điểm của vận tải hàng không

Ưu điểm

VẬN TẢI HÀNG KHÔNG: VẬN CHUYỂN KHỐI LƯỢNG NHỎ NHƯNG TRỊ GIÁ LỚN

  • Tốc độ nhanh nhất trong tất cả các phương thức vận tải
  • Các tuyến đường là tuyến đường tự nhiên, hầu như là đường thẳng, ít phụ thuộc vào địa hình và điều kiện địa lý
  • Khả năng khai thác lớn, tính cơ động cao
  • Sở hữu mức độ an toàn cao nhất
  • Ứng dụng nhiều công nghệ cao
  • Dịch vụ chất lượng cao hơn các phương thức vận tải khác
  • Đơn giản hóa về thủ tục và chứng từ
Nhược điểm
  • Giá cước cao nhất trong tất cả các phương thức vận tải
  • Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
  • Không phù hợp với hàng hóa khối lượng lớn, hàng cồng kềnh và hàng giá trị thấp
  • Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cần phải được đầu tư nhiều
  • Đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn về an toàn đối với hàng hóa nguy hiểm (DG)

Đối tượng vận chuyển của vận tải hàng không

  • Thư, bưu kiện (Airmail)
  • Hàng chuyển phát nhanh (Express): chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp,…
  • Hàng hóa thông thường (Air Freight): hàng hóa thích hợp vận chuyển bằng máy bay, bao gồm:
    • Hàng hóa giá trị cao (từ 1000 USD/kg trở lên): vàng, bạch kim, đá quý, kim cương, tiền, séc du lịch, chứng từ có giá,..
    • Hàng dễ hư hỏng theo thời gian: hoa quả tươi,…
    • Hàng nhạy cảm với thị trường: hàng hóa phục vụ cho các dịp lễ đặc trưng
    • Súc vật sống

Cơ sở pháp lý

Để điều chỉnh các mối quan hệ và vấn đề phát sinh trong vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không, người ta sử dụng các Công ước quốc tế và Nghị định thư về vận tải hàng không, thống nhất các quy tắc pháp luật về vận tải hàng không:
  • Công ước Vacsava 1929
  • Các văn bản sửa đổi bổ sung Công ước Vacsava 1929
    • Nghị định thư Hague 1955
    • Công ước Guadalajara 1961
    • Hiệp định Montreal 1966
    • Nghị định Guatemala 1971
    • Nghị định thư Montreal 1975 số 1,2,3,4

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cảng hàng không
  • EQT Group on Twitter: "EQT Infrastructure II acquires CHEP Aerospace Solutions, global leader in unit load devices in the aviation industry https://t.co/wazqJg65GP… https://t.co/Vgi9zqmk0e"Cảng hàng không là tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga, trang thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác, sử dụng cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
Tàu bay/Máy bay
  • Là một loại thiết bị được nâng đỡ trong khí quyển nhờ tác động với không khí.
  • Phân loại
    • Máy bay chở khách (Passenger aircraft)
    • Máy bay chở hàng (Cargo aircraft)
    • Máy bay hỗn hợp (Combined aircraft)
Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa
  • Xe vận chuyển container/pallet
  • Xe nâng hàng
  • Thiết bị nâng container/pallet
  • Băng chuyển hàng rời
  • Giá đỡ (Dolly)
Đơn vị xếp hàng trên máy bay (ULD Container)
  • ULD container là một công cụ vận tải, một loại container đặc biệt bởi kích thước được tiêu chuẩn hóa phù hợp với kích thước của khoang máy bay và là một bộ phận của máy bay.
  • Cấu tạo của một ULD container có thể là:
    • Pallet máy bay và lưới (net)
    • Pallet máy bay và lưới bọc trên một cái hộp không đáy (non-structural igloo)
    • Một công cụ có hình dạng cố định như:
      • Container chứa hàng ở boong dưới hoặc boong chính
      • Igloo cố định (Structural Igloo)

Vận đơn hàng không (Air Waybill)

VẬN TẢI HÀNG KHÔNG: VẬN CHUYỂN KHỐI LƯỢNG NHỎ NHƯNG TRỊ GIÁ LỚN

Khái niệm

Vận đơn hàng không (AWB) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không do người gửi hàng lập và được kí bởi người chuyên chở (hãng hàng không) hoặc đại diện củ họ, xác nhận việc nhận hàng để chở bằng máy bay.

Chức năng

Air Waybill so với Bill of Lading vừa có điểm giống và khác biệt về chức năng. Tuy nhiên Air Waybill có nhiều chức năng hơn nhằm đáp ứng sự đơn giản hóa về chứng từ, thủ tục trong vận tải hàng không:
  • Bằng chứng của một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở
  • Bằng chứng cho việc nhận hàng để chở của hãng hàng không
  • Hóa đơn thanh toán cước phí
  • Chứng từ bảo hiểm
  • Tờ khai hải quan
  • Hướng dẫn đối với nhân viên hàng không
Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không không có khả năng lưu thông (tức là không thể mua, bán, chuyển nhượng và khi nhận hàng không cần xuất trình bản gốc (chỉ cần giấy báo nhận hàng và căn cước nhận dạng).

Phân loại

  • Vận đơn chủ (Master AWB): là vận đơn mà hãng hàng không cấp cho người gom hàng
  • Vận đơn gom hàng (House AWB): là vận đơn mà người gom hàng cấp cho người gửi hàng khi người gửi hàng giao hàng lẻ cho người gom hàng
  • Vận đơn của hãng hàng không (Airline AWB): vận đơn do hãng hàng không phát hành, trên đó ghi biểu tượng nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn đơn được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò người chuyên chở hàng không.
  • Vận đơn trung lập (Neutral AWB): là loại vận đơn tiêu chuẩn do IATA (Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế) phát hành. Trên vận đơn không in sẵn tên người chuyên chở, không có logo của người chuyên chở, nhưng có chữ “As Carrier”. FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế) đề nghị người giao nhận sử dụng vận đơn này khi họ làm dịch vụ gom hàng hoặc làm đại lý cho một người chuyên chở thực tế.

Phát hành và phân phối vận đơn hàng không

Air Waybill được phát hành theo bộ 3 bản gốc (original) và 6-11 bản sao (copy).
Bộ vận đơn được phân phối như sau:
  • Bản gốc 1: cho người chuyên chở
  • Bản gốc 2: gửi cùng hàng hóa cho người nhận
  • Bản gốc 3: người gửi hàng giữ
  • Bản sao 4: biên lai giao hàng ở nơi đến
  • Bản sao 5: cho sân bay đến
  • Bản sao 6: cho người chuyên chở thứ 3
  • Bản sao 7: cho người chuyên chở thứ 2
  • Bản sao 8: cho người chuyên chở thứ 1
  • Bản sao 9: cho đại lý
  • Bản sao 10 và 11: bổ sung thêm cho người chuyên chở
  • Bản sao 12: cho Hải quan

 

Cùng Prime Logistics tìm hiểu thêm nhiều kiến thức xuất nhập khẩu qua những bài viết bổ ích tại trang web của Prime Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …