CƯỚC PHÍ TRONG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Các loại cước phí và cách tính cước phí trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Tương ứng với những đặc điểm của vận tải hàng không về dịch vụ chất lượng, mức độ an toàn cao, tốc độ vận chuyển nhanh cũng như chỉ phù hợp với một số loại hàng hóa nhất định, cước phí trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được chia thành nhiều loại nhằm cụ thể hóa theo từng loại hàng và từng trường hợp cụ thể.

Cùng Prime Logistics tìm hiểu về các loại cước phí hàng không qua bài viết dưới đây.

Cước phí là gì?CƯỚC PHÍ TRONG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Là số tiền mà chủ hàng phải trả cho việc vận chuyển lô hàng hay các dịch vụ liên quan.

Mức cước phí, quy tắc và cách thức tính cước của các hãng hàng không trên thế giới được in và phát hành bởi Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) thành 2 cuốn có tên là Biểu cước vận tải hàng không (TACT – The Air Cargo Tariff):

Cuốn thứ nhất: đề cập đến các quy tắc, thủ tục tính cước được phát hành 2 lần/năm

Cuốn thứ hai: đề cập đến giá cước được phát hành 2 tháng/lần (một bản cước Bắc Mỹ và một bản cước các khu vực còn lại)

Phân loại cước phí

Cước hàng bách hóa (General Cargo Rate – GCR): áp dụng cho các hàng bách hóa thông thường vận chuyển giữa 2 sân bay mà giữa 2 sân bay đó không áp dụng loại cước đặc biệt nào. Mức cước GCR phụ thuộc vào khối lượng của hàng hóa, càng nhiều hàng hóa thì giá cước càng thấp.

Gồm 2 loại:

GCR-N (normal): áp dụng cho hàng hóa có khối lượng <45kg

GCR-Q (quantity): áp dụng với hàng hóa có khối lượng >45kg, gồm nhiều mức khác nhau ( 45kg, 45-100kg, 100-250kg, 250-500kg, 500-1000kg, >1000kg)

Cước tối thiểu (Minimum Rate): là mức cước mà nếu thấp hơn mức đó hãng hàng không sẽ không vận chuyển lô hàng (coi như không có tính kinh tế), trong đó đã bao gồm những chi phí cố định mà hãng hàng không phải trả để chuyên chở hàng hóa.

Cước hàng đặc biệt (Special Commodity Rate – SCR): cước tính cho một số hàng hóa đặc biệt trên những chặng bay nhất định. Mức cước này thường thấp hơn cước hàng bách hóa nhằm khuyến khích các chủ hàng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không để tận dụng tối đa năng lực chuyên chở của hãng hàng không

Cước phân loại hàng (Class Rate/Commodity Classification Rate – CR/CCR): áp dụng cho những loại hàng hóa không có cước riêng, ở trong hoặc giữa một số khu vực quy định; thường được tính bằng % cước hàng bách hóa GCR (súc vật sống – 150% GCR, hàng giá trị cao – 200% GCR, sách báo tạp chí – 50% GCR)

Cước cho mọi loại hàng (Freight All Kind – FAK): cước tính như nhau đối với tất cả hàng hóa xếp trong cùng 1 container nếu có trọng lượng hoặc thể tích bằng nhau. Loại cước này không áp dụng cho hàng dễ hư hỏng, động vật sống và hàng giá trị cao

Cước ULD (ULD rate): cước tính cho các loại hàng hóa đóng trong các ULD theo tiêu chuẩn của vận tải hàng không

Cước hàng nhanh: áp dụng cho những lô hàng cần được gửi gấp trong vòng 3 giờ kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở (thường bằng 130-140% GCR)

Cước thuê bao máy bay: áp dụng khi chủ hàng thuê cả máy bay để chở hàng

Cước thống nhất (Unified Cargo Rate): sử dụng cho các loại hàng được chuyên chở qua nhiều chặng khác nhau, người chuyên chở chỉ áp dụng một loại cước duy nhất cho tất cả các chặng

Cước theo nhóm: áp dụng cho những chủ hàng thường xuyên gửi hàng đóng trong container hoặc pallet; thường là người giao nhận hoặc đại lý hàng không

Ngoài việc thanh toán cước phí hàng không, chủ hàng còn chịu thêm một số phụ phí khác như: DO, Booking fee, Handling fee, Security Charge (SCC), AWB fee,.…

Cơ sở tính cước phí

Transportation System, Airplane, Airport, Aircraft, Jet

Cước phí hàng không được tính dựa vào:

Theo trọng lượng: với hàng nặng

Theo thể tích hoặc dung tích chiếm chỗ trên máy bay: với hàng nhẹ và hàng cồng kềnh

Theo giá trị: áp dụng cho hàng quý hiếm

Giá cước thường phụ thuộc vào

Tính thường xuyên của việc vận chuyển

Mức độ cạnh tranh giữa những người chuyên chở hàng không (hãng hàng không)

Loại hàng và khối lượng hàng

Giá trị hàng hóa

Yêu cầu về phương tiện xếp dỡ

Cách tính cước

Công thức tính áp dụng theo quy tắc của IATA – Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế. Tiền cước này không được nhỏ hơn mức cước tối thiểu.

Tổng số tiền cước = mức cước x số đơn vị hàng hóa chịu cước.

Mức cước: cước phí trả cho 1 đơn vị hàng hóa chịu cước

Số đơn vị hàng hóa chịu cước:

  • Tính theo khối lượng thực tế
  • Tính khối lượng theo thể tích
    • Khối lượng theo thể tích = Thể tích hàng/6000
    • Thể tích hàng (m3) = Chiều dài (Length) x Chiều rộng (Width) x Chiều cao (Height)

Một vấn đề khác cần lưu ý trong vận tải hàng không là trách nhiệm của người chuyên chở hàng không đối với hàng hóa. Ở phạm vi quốc tế, chúng ta có Công ước Vacsava 1929, Nghị định thư Hague 1955, Hiệp định Montreal 1966,….Còn ở Việt Nam, cơ sở pháp lý của vận tải hàng không bao gồm Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Điều lệ vận chuyển hàng hóa quốc tế do hãng hàng không quốc gia ban hành 27/10/1993.

Cùng Prime Logistics tìm hiểu thêm nhiều kiến thức xuất nhập khẩu qua những bài viết bổ ích tại trang web của Prime Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …