Logistics và Chuỗi cung ứng (Supply chains): Liệu có phải là “một”?
Logistics là một bộ phận quan trọng, là cánh tay trợ giúp đắc lực trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế. Khái niệm logistics đã ra đời từ lâu song đến nay vẫn chưa tìm được từ tiếng Việt tương ứng diễn tả đúng ý nghĩa của logistics. Bên cạnh đó, logistics đôi khi bị nhầm lẫn với khái niệm chuỗi cung ứng/quản lý chuỗi cung ứng.
Trong bài viết dưới đây, cùng Prime Logistics tìm hiểu những vấn đề cơ bản về thuật ngữ logistics cũng như khám phá xem liệu rằng logistics và chuỗi cung ứng có là “một”?
Table of Contents
1. Logistics là gì?
Trong thời gian đầu phát triển và hình thành thuật ngữ “logistics”, người ta đưa ra khái niệm như sau: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho của: nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp, hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp.”
Sau này khi phát triển hơn, càng có nhiều cách định nghĩa được đưa ra nhưng định nghĩa của Hội đồng quản lý logistics của Hoa Kỳ (CLM) được sử dụng phổ biến nhất: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.”
2. Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng (Supply chains) là một chuỗi mắt xích có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó mắt xích trước giữ vai trò là nhà cung ứng cho mắt xích sau, cung ứng từ nguyên vật liệu thô cho đến thành phẩm cuối cùng.
Các mắt xích được liên kết với nhau trong quá trình gia tăng giá trị cho sản phẩm. Cứ qua một mắt xích, sản phẩm sẽ có thêm một phần giá trị gia tăng cho đến khi ra được sản phẩm cuối cùng. Vì vậy nếu mắt xích nào không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị loại bỏ khỏi chuỗi.
Một chuỗi cung ứng gồm tối thiểu 3 yếu tố: nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất và khách hàng của doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM): là tổng hợp những hoạt động của nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng và phản hồi trở lại những thông tin cần thiết, kịp thời bằng cách sử dụng truyền thông kĩ thuật số và mạng lưới công nghệ thông tin.
|
LOGISTICS |
SCM |
Công việc chính |
Vận tải, kho bãi, dự báo, giao nhận, dịch vụ khách hàng, giá trị gia tăng, thông tin,… | Logistics, nguồn cung, sản xuất, hợp tác, tích hợp đối tác, khách hàng,… |
Phạm vi |
Trong doanh nghiệp | Cả trong và ngoài doanh nghiệp |
Mục tiêu | Giảm chi phí logistics, tăng chất lượng dịch vụ khách hàng |
Giảm chi phí toàn chuỗi, tăng khả năng hợp tác |
3. Đặc điểm của Logistics
Logistics là một quá trình
- Logistics không phải một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tiếp, liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau, được thực hiện tuần tự và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện,
Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết
- Để làm ra được thành phẩm là sự kết hợp của rất nhiều loại tài nguyên: nhân lực, vật tư, dịch vụ, thông tin, bí quyết kĩ thuật,……
Logistics tồn tại ở 2 cấp độ: hoạch định và tổ chức
- Ở cấp độ hoạch định, cần quan tâm đến những vấn đề như lấy nguyên vật liệu, dịch vụ nào? ở đâu? vào khi nào? vận chuyển chúng đi đâu?
- Cấp độ thứ hai (tổ chức) chú trọng vào việc làm thế nào để đưa các nguyên liệu/yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng.
4. Chi phí logistics
Có rất nhiều cách phân loại chi phí logistics, tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng sử dụng cách phân loại theo nội dung tác nghiệp logistics và mô hình Lampert.
Mô hình Lampert chỉ ra 6 nhóm chi phí:
Chi phí dịch vụ khách hàng
- Chi phí dịch vụ nơi chốn
- Chi phí dịch vụ khách hàng
- Chi phí hỗ trợ dịch vụ linh kiện
- Chi phí hàng trả lại
Chi phí vận tải
- Chi phí vận tải và phân phối
Chi phí dự trữ
- Chi phí dự trữ hàng tồn kho
- Chi phí đóng gói
- Chi phí loại bỏ hàng hóa
Chi phí quản lý kho
- Chi phí lưu kho
- Chi phí lựa chọn địa điểm và xây dựng nhà máy, nhà kho
Chi phí sản xuất
- Chi phí lô hàng
- Chi phí xử lý vật tư
- Chi phí thu mua
Chi phí giải quyết đơn hàng và thông tin
- Chi phí thông tin/xử lý đơn hàng
- Chi phí thông tin logistics
- Chi phí lên kế hoạch/dự đoán nhu cầu
5. Phân loại logistics
Phân loại theo hình thức
- Logistics 1PL (Logistics tự cấp): những chủ hàng tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của chính công ty mình.
- Logistics 2PL (dịch vụ bên thứ 2): 1 chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics.
- Logistics 3PL (logistics theo hợp đồng): là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics (forwarder) thực hiện trên danh nghĩa khách hàng dựa trên hợp đồng. Chủ hàng thuê các công ty bên ngoài thực hiện toàn bộ quá trình logistics hoặc chỉ một số hoạt động chọn lọc.
- Logistics 4PL (logistics theo chuỗi phân phối): người cung cấp dịch vụ 4PL ngoài việc thực hiện các hoạt động logistics phức tạp (quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, chức năng tích hợp,….) còn xây dựng, thiết kế và vận hành giải pháp chuỗi logistics.
- Logistics 5PL (kết hợp thương mại điện tử): bao gồm dịch vụ thương mại điện tử và 4PL, 3PL, quản lý các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.
Phân loại theo quá trình
- Logistics đầu vào (Inbound Logistics): các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và địa điểm cho quá trình sản xuất
- Logistics đầu ra (Outbound Logistics): gồm các dịch vụ đảm bảo cung cấp một cách tối ưu thành phẩm đến người tiêu dùng cả về vị trí, thời gian và chi phí, đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (Reverse Logistics): gồm các dịch vụ được cung cấp cho quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.