Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận chuyển bằng đường biển, bởi vậy nếu xảy ra rủi ro sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến các bên có liên quan: chủ tàu, các chủ hàng,….
Cùng Prime Logistics tìm hiểu về bảo hiểm thân tàu và các nội dung liên quan qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Khái niệm
Bảo hiểm thân tàu bảo hiểm cho những rủi ro vật chất xảy ra với vỏ tàu, máy móc và các trang thiết bị trên tàu, đồng thời bảo hiểm cho cước phí, các chi phí phục vụ cho hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm dân sự của chủ tàu trong tai nạn hai tàu đâm va nhau.
Hình thức bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm thân tàu thời hạn
- Bảo hiểm trong một thời hạn nhất định
- Áp dụng cho đa số các loại tàu
Bảo hiểm thân tàu chuyến
- Bảo hiểm con tàu từ cảng này đến cảng khác hoặc bảo hiểm cho một chuyến khứ hồi
- Áp dụng cho tàu đóng mới để xuất khẩu hoặc tàu hỏng đem đi sửa
Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm rủi ro hàng hải
- Bộ điều kiện bảo hiểm thân tàu thời hạn ITC
- ITC – TLO: chỉ có tổn thất toàn bộ
- ITC – FOD: miễn tổn thất bộ phận
- ITC – FPA: miễn tổn thất riêng
- ITC – AR: tất cả các tổn thất
- Bộ điều kiện bảo hiểm thân tàu chuyến IVC
- IVC – TLO
- IVC – FPA
- IVC – AR
Điều kiện bảo hiểm rủi ro tại cảng
- Rủi ro tàu nằm tại cảng
- Rủi ro của nhà đóng tàu
- Rủi ro tàu đang sửa chữa
- Rủi ro tiền lãi, cước phí và các chi phí khác
Điều kiện bảo hiểm rủi ro riêng
- Rủi ro chiến tranh và đình công cho thân tàu thời hạn
- Rủi ro chiến tranh và đình công cho cước phí thời hạn
- Rủi ro chiến tranh và đình công cho thân tàu chuyến
- Rủi ro chiến tranh và đinh công cho cước phí theo chuyến
Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
Rủi ro được bảo hiểm
- Rủi ro không bị chi phối bởi quy định mẫn cán
- Tai nạn của biển, sông hồ và các vùng nước khác
- Cháy, nổ
- Trộm cướp từ ngoài tàu
- Vứt khỏi tàu
- Cướp biển
- Va chạm với các phương tiện vận chuyển nội địa, cầu cảng hoặc các trang thiết bị của cảng
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
- Tai nạn trong khi xếp dỡ hay di chuyển hàng hóa
- Rủi ro bị chi phối bởi quy định mẫn cán
- Nổ nồi hơi, gãy trục, ẩn tỳ của máy móc, vỏ tàu
- Sơ suất của thuyền trưởng, thủy thủ trên tàu
- Sơ suất của người sửa chữa hoặc người thuê tàu nếu những người này không phải người được bảo hiểm
- Phá hoại của thuyền trưởng, thủy thủ nếu những người này không phải người được bảo hiểm
- Va chạm với máy bay hoặc vật thể rơi từ máy bay xuống
Rủi ro loại trừ
- Loại trừ tương đối
- Rủi ro chiến tranh
- Rủi ro đình công
- Loại trừ tuyệt đối
- Hành động ác ý hoặc vì mục đích chính trị của bất kì đối tượng nào sử dụng vũ khí chiến tranh
- Phóng xạ, năng lượng nguyên tử, vũ khí hạt nhân
- Lỗi cố ý hoặc sơ suất của người được bảo hiểm
- Tàu không đủ điều kiện đi biển
- Tàu đi lệch hướng không chính đáng
- Tàu chạy ngoài phạm vi kinh doanh quy định
- Tàu chạy vào vùng có chiến sự hoặc được thuê vì mục đích chính trị
- Cấu trúc tàu thay đổi lớn
Không gian và thời gian trách nhiệm bảo hiểm
Bảo hiểm thân tàu thời hạn
- Không gian: trong phạm vi hoạt động của tàu
- Thời gian: từ 24h ngày kí kết hợp đồng đến 24h ngày hết hạn hợp đồng
- Tuy nhiên, việc bảo hiểm có thể tự động kết thúc khi: cấp hạng tàu bị thay đổi / bị hủy bỏ bởi công ty đăng kiểm hoặc tàu thay đổi chủ sở hữu, cờ tàu hoặc tàu cho thuê định hạn trơn bị tước quyền sử dụng
Bảo hiểm thân tàu chuyến
- Không gian: từ cảng đến cảng
- Thời gian:
- “Tại và từ” một cảng quy định: từ khi tàu vào địa phận của cảng quy định để thực hiện hành trình đến 24h ngày tàu cập cảng đến
- “Từ” một cảng quy định: từ khi tàu rời cảng quy định để thực hiện hành trình đến 24h ngày tàu cập cảng đến.
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm thân tàu về cơ bản đều giống với hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, có thể nêu ra một số điểm chính cần lưu ý sau:
Đối tượng bảo hiểm
Là con tàu, cần liệt kê một số thông tin cần thiết như:
- Tên tàu
- Cảng đăng kí của tàu
- Quốc tịch tàu
- Năm và nơi đóng tàu
- Cờ tàu
- Cấp hạng tàu
- Trọng tải hoặc dung tích
Trị giá bảo hiểm (V)
Điều 311 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định, trị giá tàu bao gồm:
- Trị giá vỏ tàu, máy móc, thiết bị trên tàu
- Vật phẩm cung ứng cho hành trình đi biển
- Tiền lương ứng trước và chi phí khác
- Phí bảo hiểm toàn bộ tàu
Số tiền bảo hiểm (A)
- A = Atàu + Achi phí hoạt động, tiền lãi (nếu có) + Acước phí (nếu có)
- Amax = 125% V
Phí bảo hiểm (I)
- Việc thanh toán phí bảo hiểm:
- Với hợp đồng bảo hiểm chuyến: trong vòng 10 ngày từ khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm
- Với hợp đồng bảo hiểm thời hạn: có thể nộp 1 lần hoặc nhiều lần
- Hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp:
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
- Tàu ngừng hoạt động liên tục 30 ngày trở lên và vẫn an toàn