CONTAINER: TRỢ THỦ ĐẮC LỰC SỐ 1 CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬN TẢI

Chuyên chở hàng hóa bằng container: Phát minh vĩ đại của ngành vận tải

Container là kết quả của quá trình đơn vị hóa hàng hóa, từ những túi, bó, kiện, đơn vị nhỏ lẻ thành những đơn vị hàng hóa lớn hơn, thuận tiện cho xếp, dỡ, vận chuyển. Nhờ có nó mà việc cơ giới hóa quá trình xếp dỡ trở nên vô cùng thuận tiện, năng suất lao động tăng cao, tăng vòng quay của tàu và năng lực xếp dỡ của phương tiện vận tải, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu về phát minh vĩ đại này qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về container

Khái niệmContainer, Freight, Transport, Logistic, Container Port

Theo ISO: Container là dụng cụ vận tải:
  • Có hình dạng cố định, bền chắc và sử dụng được nhiều lần
  • Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa bằng một hoặc nhiều phương thức vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở các cảng dọc đường
  • Có thiết bị riêng phục vụ cho việc sắp xếp và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác
  • Có cấu tạo đặc biệt thuận tiện cho việc xếp dỡ, bảo quản và sắp xếp hàng hóa trong container
Container không phải là bao bì của hàng hóa mà là công cụ chứa hàng, độc lập với công cụ vận tải (xe tải, tàu, máy bay, tàu hỏa,….) và chúng được sử dụng trong tất cả các phương thức vận tải bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,…

Phân loại

  • Container bách hóa (GP): dùng để chở hàng đóng kiện, thùng giấy, hòm, hàng rời,…
  • Container hoán cải (Named Cargo Container): phù hợp chuyên chở những loại hàng đặc biệt như: ô tô, xe máy, nước,…. Được cải biên từ container 40′, bỏ 2 vách bên và thay bằng bạt để tiện đóng mở.
  • Container lạnh (RF): được gắn thêm thiết bị làm lạnh để duy trì nhiệt độ của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Chuyên dùng cho các thực phẩm tươi sống, hoa quả, rau xanh,…..
  • Container mở nóc (OT): phần nóc được thay bằng bạt phủ lên; phù hợp chuyên chở máy móc, thiết bị xây dựng hoặc gỗ thân dài, hàng hóa cồng kềnh không thể xếp được qua cửa container.
  • Container mặt phẳng (FR): không có nóc, không có thành, không có cửa; dùng để vận chuyển hàng nặng, cồng kềnh như thiết bị, máy móc, cáp, thép cuộn,…. Loại 40′ được dùng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ có trọng tải cực lớn (break bulk)
  • Container bồn (Tank Container): được sử dụng để chở chất lỏng như nước, thủy ngân, xăng, dầu,….Chất lỏng được rót từ miệng bồn trên mái và rút ra qua van xả phía dưới.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Công cụ vận chuyển

  • Tàu bán cont: là tàu vừa chở được cont vừa chở được các loại hàng bách hóa khác. Loại tàu này thường có trọng tải không lớn và không có cần cẩu riêng để xếp dỡ.
  • Tàu chuyên dụng chở cont: là tàu chỉ chở cont, có trọng tải lớn (1000-5000 TEU) và phải sử dụng cần cẩu bờ để xếp dỡ.
    • Tàu LOLO (Lift on-Lift off): cont được xếp lên tàu theo chiều thẳng đứng, qua thành tàu bằng cần cẩu
    • Tàu RORO (Roll on-Roll off): cont được xếp lên tàu theo chiều nằm ngang bằng các tractor hoặc xe nâng.
    • Tàu LASH (Lighter Abroad Ship): cont được xếp lên tàu theo phương thức chìm nổi

Công cụ xếp dỡCONTAINER: TRỢ THỦ ĐẮC LỰC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬN TẢI

  • Công cụ xếp dỡ cont lên xuống tàu
    • Cần cẩu giàn: được lắp cố định ở bến tàu
    • Cần cẩu di động: được đặt trên bánh hơi hoặc đường ray
  • Công cụ chuyển cont từ cầu tàu vào bãi chứa
    • Strader: cần cẩu dạng khung
    • Trailer: đầu kéo chuyên dụng
  • Công cụ xếp dỡ trên bãi
    • Cần cẩu di động theo bánh ray
    • Xe nâng chuyên dụng

Cảng, bến bãi container

  • Cầu cảng (Whart): nơi tàu container đỗ để tiến hành xếp dỡ
  • Thềm, bến tàu (Apron): là khu vực phía trên cầu tàu, ở giữa cầu cảng và bãi chờ
  • Bãi chờ (Stacking Yard): là nơi để cont chuẩn bị xếp lên hoặc vừa được dỡ xuống khỏi tàu
  • Bãi container (CY): là nơi chứa, giao nhận và vận chuyển cont, bao gồm cả thềm, bến và bãi chờ
  • Trạm giao nhận, đóng gói hàng lẻ (CFS): là nơi xếp dỡ, giao nhận, đóng gói hàng lẻ vận chuyển bằng container. Tại đây, người chuyên chở nhận hàng lẻ từ các chủ hàng, đóng vào cont, niêm phong kẹp chì và xếp lên tàu để vận chuyển. CFS có thể thuộc cảng hoặc hãng tàu
  • Cảng thông quan nội địa (ICD): hay còn gọi là cảng khô/cảng cạn,  là khu vực nằm trong nội địa, được dùng làm nơi chứa, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa, container, làm thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu.

Một số thông tin trên vỏ contCONTAINER: TRỢ THỦ ĐẮC LỰC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬN TẢI

4 chữ cái đầu (HLX U)

  • HLX: 3 chữ cái viết tắt tên chủ sở hữu cont, có thể tra cứu trên website của Cục Container quốc tế BIC
  • U: nghĩa là cont chở hàng. Có thể là J (thiết bị có thể tháo rời của cont) hoặc Z (Đầu kéo hoặc mooc)

7 chữ số tiếp theo (102412 2)

  • 6 chữ số trước (Serial Number): số seri mà chủ cont đặt ra theo quy tắc không được trùng với cont khác. Nếu không đủ 6 số thì cho số 0 lên trước.
  • 1 chữ số sau (Check digit): Số để kiểm tra độ chính xác của cont theo quy tắc quốc tế.

Dãy 4 kí tự tiếp (22G1)

  • Kí tự đầu (2): chiều dài của cont: 2 = 20′; 4 = 40′; L = 45′; M = 48′
  • Kí tự thứ 2 (2): chiều cao của cont: 0 = 8′; 2 =8’6″; 5 = 9’6″
  • Hai kí tự cuối (G1): loại cont
    • G: cont thường (G0: cont có cửa 1 đầu hoặc 2 đầu; G1: cont có lỗ thông gió)
    • R: cont lạnh (R0: cont chỉ làm lạnh; R1: cont vừa có thể tăng và giảm nhiệt độ)
    • U: cont mở nóc (UT, U1)
    • T: cont bồn: chia làm 3 nhóm từ T0-T8 (T0-T2 là TN “T: Tank + N: Non dangerous liquids”; T3-T6 là TD “T: Tank + D: Dangerous liquids” và T7-T8 là TG “T” Tank + G: Gases”)
    • P: cont phẳng: P3 hoặc PC

Các thông số kĩ thuật

  • MAX.GROSS: tổng trọng lượng tối đa (Gồm cả vỏ cont và hàng hóa)
  • TARE: trọng lượng vỏ cont
  • PAYLOAD : tổng khối lượng hàng hóa có thể đóng trong cont
  • CUBIC. CAPA: thể tích của cont
Ngoài ra là một số kí hiệu khác như bảng CSC, kí hiệu an toàn, kí hiệu chỉ dẫn,….

Cùng Prime Logistics đón đọc nhiều bài viết bổ ích về kiến thức xuất nhập khẩu tại website của Prime Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • thuật ngữ viết tắt

    NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG LOGISTICS – PRIME LOGISTICS

    Những thuật ngữ viết tắt trong ngành logistics    Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM THÂN TÀU TRONG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    Bảo hiểm thân tàu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng và quan trọng trong thương mại quốc tế. Giá trị của một con tàu là vô cùng lớn kéo theo nhiều biến cố khi vận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

    Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Nối tiếp những nội dung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trong bảo hiểm hàng hải, cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, những nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề khiếu nại đòi …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    Bảo hiểm hàng hóa trong mua bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hóa là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải thông dụng nhất bên cạnh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Việc mua bảo hiểm là tùy theo thỏa thuận …

  • BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    BẢO HIỂM HÀNG HẢI: MỘT SỐ RỦI RO VÀ TỔN THẤT CƠ BẢN

    Bảo hiểm hàng hải trong giao dịch thương mại quốc tế Bảo hiểm là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tham gia mua bán quốc tế, nhất là bảo hiểm hàng hải cho các lô hàng vận chuyển bằng đường biển bởi đặc trưng thời gian vận chuyển kéo dài …

  • BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    BẢO HIỂM TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    Bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế và một số khái niệm liên quan Trong thương mại quốc tế, bên cạnh những vấn đề như soạn thảo hợp đồng mua bán, điều kiện Incoterms, phương thức vận tải, người bán và người mua cũng cần cân nhắc đến bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ …