Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party) và một số nội dung cần lưu ý
Trong vận tải đường biển có hai hình thức thuê tàu chủ yếu: thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến. Khác với tàu chợ chỉ có vận đơn đường biển là chứng từ điều chỉnh mối quan hệ của các bên liên quan, chứng từ trong phương thức thuê tàu chuyến bao gồm cả vận đơn đường biển và hợp đồng thuê tàu chuyến.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu về hợp đồng thuê tàu chuyến cũng như một số điều khoản có trong loại hợp đồng này qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Khái niệm hợp đồng thuê tàu chuyến
Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng này và giao cho một người nhận ở một hay nhiều cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả tiền cước thuê tàu đúng như thỏa thuận.
Một số điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng thuê tàu chuyến
Điều khoản cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng
- Tùy theo yêu cầu của người thuê tàu, có thể có một hoặc nhiều cảng xếp/cảng dỡ và một/nhiều cầu cảng cụ thể trong cảng
- Hợp đồng cần ghi cụ thể tên cảng, cầu cảng, thứ tự xếp dỡ và chi phí chuyển cầu do bên nào chịu.
- Nếu chưa xác định được cảng cụ thể, các bên có thể quy định một khu vực cảng (range of ports)
Điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng
- Quy định thời gian tàu phải đến cảng xếp để nhận hàng để chở theo quy định trong hợp đồng
- Cách quy định
- Một ngày cụ thể
- Một khoảng thời gian
- Nếu tàu được thuê đang ở gần hoặc khu vực lân cận cảng xếp, có thể quy định như sau:
- Prompt: tàu đến cảng xếp hàng vài ba ngày sau ngày kí hợp đồng
- Promptisimo: tàu đến cảng xếp hàng ngay trong ngày kí hợp đồng
- Spot prompt: tàu đến cảng xếp hàng một vài giờ sau khi kí hợp đồng
Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime)
- Quy định thời gian thực hiện công việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu
- Cách quy định
- Một số ngày cụ thể
- Mức xếp dỡ hàng hóa trong ngày: áp dụng cho một số mặt hàng như than, quặng, xi măng,…; mức xếp dỡ phụ thuộc vào năng suất của cảng
- Theo tập quán xếp dỡ: theo tập quán của cảng (According to Custom of port), theo tập quán (As Customary),…….
- Đơn vị tính thời gian xếp dỡ
- Ngày (days): ngày làm việc + chủ nhật + ngày lễ
- Ngày làm việc (working days): ngày làm việc tại cảng (không tính chủ nhật và ngày lễ). Ngày làm việc 24 tiếng, tính từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau dù có làm việc suốt 24 tiếng hay không
- Ngày làm việc 24h (working days of 24 hours): cứ làm đủ 24 tiếng thì tính là 1 ngày
- Ngày làm việc 24h liên tục (working days of 24 consecutive hours): cứ 24 tiếng liên tục làm việc thì tính là 1 ngày
- Ngày làm việc thời tiết tốt (weather working days – WWD): ngày làm việc mà thời tiết không ảnh hưởng đến việc xếp dỡ hàng hóa. Nếu trong ngày làm việc có 1 số giờ thời tiết ảnh hưởng không xếp dỡ được thì không tính những giờ đó.
- WWD S.H. EX, U.U (weather working days, Sundays and holidays are excepted, unless used)
- WWD S.H. EX, E.U (weather working days, Sundays and holidays are excepted, even if used)
- Mốc tính thời gian xếp dỡ: phụ thuộc vào thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR); người chuyên chở trao NOR khi tàu đủ điều kiện vào cảng xếp dỡ hàng và người thuê tàu chấp nhận NOR khi hàng hóa đã sẵn sàng để xếp dỡ.
Ngoài ra hai bên có thể thỏa thuận thêm về mức thưởng phạt cho việc xếp dỡ nhanh/chậm. Thông thường mức thưởng bằng 1/2 mức phạt.
Điều khoản chi phí xếp dỡ
- Theo điều khoản tàu chợ (Liner Terms): chủ tàu chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu, sắp xếp hàng hóa trong hầm tàu và dỡ hàng khỏi tàu
- Theo điều khoản miễn xếp dỡ (Free in and out – FIO): chủ tàu được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên và dỡ hàng xuống tàu. Chi phí này do chủ hàng chịu
Hai điều khoản tương tự là miễn xếp (Free in – FI) và miễn dỡ (Free out – FO) lần lượt quy định chủ tàu được miễn trách nhiệm, chi phí xếp hàng lên tàu và chỉ chịu trách nhiệm, chi phí dỡ hàng xuống tàu và ngược lại.
Bên cạnh đó, chi phí san cào (Trimming) và chi phí sắp đặt (Stowage) trong hầm tàu cũng cần được quy định rõ ràng. Nếu miễn phí này thì thêm chữ S hoặc T hoặc ST vào sau các thuật ngữ FIO, FI và FO.
Điều khoản trọng tài và luật áp dụng
- Nếu các bên muốn sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp thì buộc phải có quy định trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Hai bên có thể lựa chọn sử dụng trọng tài quy chế hoặc trọng tài vụ việc.
- Điều khoản trọng tài phải đủ 2 yếu tố
- Tên đầy đủ, chính xác của tổ chức trọng tài
- Quy tắc tố tụng áp dụng
- Ngoài ra còn một số vấn đề khác như: ngôn ngữ, số trọng tài viên,…