HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (PHẦN 2): ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ VÀ GIAO HÀNG
Trong phần 1 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chúng ta đã tìm hiểu cơ bản các vấn đề xoay quanh một hợp đồng cũng như hai điều khoản đầu tiên: điều khoản tên hàng và điều khoản chất lượng. Cả hai điều khoản đầu đều có rất nhiều cách quy định trong hợp đồng để phù hợp với từng loại hàng hóa. Tương tự, chúng ta cùng tìm hiểu về điều khoản số lượng, điều khoản giá cả và điều khoản giao hàng để nắm được kiến thức cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Table of Contents
Điều khoản số lượng/khối lượng
Điều khoản này đề cập đến mặt lượng của đối tượng được ghi trong điều khoản tên hàng.
Một số vấn đề cần lưu ý khi quy định số lượng trong hợp đồng:
Đơn vị tính số lượng
– Đơn vị số đếm: unit, piece, bag, box, carton, pallet, container,……
– Đơn vị theo hệ đo lường: metric system (Metric ton MT) hoặc hệ đo lường Anh-Mỹ (LT long ton, ST short tons)
Phương pháp quy định số lượng
– Quy định chính xác, cụ thể: đối với hàng hóa dễ cân đong đo đếm, hàng giá trị cao, đơn giá lớn hoặc với hàng có số lượng nhỏ
– Quy định phỏng chừng: quy định một số lượng cụ thể kèm theo dung sai cho phép; áp dụng với hàng khối lượng lớn
- Dung sai (Tolerance) là sai số, sai lệch về dung trọng, thể tích hoặc số lượng, thường biểu hiện theo tỉ lệ %: more…less; +/-; from….to
- Độ lớn của dung sai tùy thuộc vào một số yếu tố như tập quán (ngũ cốc là 5%, cà phê là 3%,….)
- Ai có quyền lựa chọn dung sai: người bán hoặc người mua (việc lựa chọn dung sai đều có lợi với cả 2 bên)
Phương pháp xác định khối lượng
– Khối lượng cả bì (Gross weight): khối lượng hàng hóa (net weight) + khối lượng bao bì (tare)
– Khối lượng tịnh (Net weight): trọng lượng của riêng hàng hóa
– Khối lượng tịnh thuần túy (Net net weight)
– Khối lượng tịnh nửa bì (Semi net weight)
– Khối lượng tịnh theo luật định (Legal net weight)
– Khối lượng cả bì coi như tịnh (Gross weight for net) áp dụng khi:
- Khối lượng bao bì không đáng kể
- Giá trị một đơn vị bao bì nhỏ
- Hàng hóa và bao bì cùng là 1 loại vật phẩm
- Thị trường thuộc về người bán
– Khối lượng lý thuyết: là khối lượng được tính toán bằng lý thuyết, áp dụng với mặt hàng có kích thước cố định hoặc mua bán theo thiết kế
– Khối lượng thương mại
GTM = GTT x (100 + Wtc / 100 + Wtt)
Địa điểm xác định số lượng/ khối lượng: nơi gửi hàng, nơi dỡ hàng, cơ quan giám định
Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity): cấp bởi cơ quan giám định có thẩm quyền (VD: Vinacontrol)
Điều khoản giá cả
Là điều khoản chính của hợp đồng, quy định trị giá của hàng hóa cũng như của hợp đồng mua bán
Đồng tiền tính giá và tỷ giá
– Là ngoại tệ với 1 trong 2 bên hoặc với cả 2
Phương pháp quy định giá
– Giá cố định: được thỏa thuận vào lúc ký hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng
– Giá linh hoạt: xác định mức giá cơ sở từ khi ký kết hợp đồng và quy định điều kiện, phương thức, thời điểm xác định lại giá
– Giá quy định sau: không có mức giá cơ sở mà các bên sẽ quy định các nguyên tắc xác định giá sau
– Giá di động:
P1 = P0 (F + m * M1/M0 + w * W1/W0)
P1, P0: giá sản phẩm
M1, M0: giá nguyên vật liệu
W1, W0: chi phí nhân công
F: Tỷ trọng chi phí cố định
m: tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu
w: tỷ trọng chi phí nhân công
Giảm giá
– Giảm giá do thanh toán sớm
– Giảm giá thời vụ
– Giảm giá đổi hàng cũ lấy hàng mới
– Giảm giá cho thiết bị đã qua sử dụng
– Giảm giá do mua hàng số lượng lớn
Cách quy định trong hợp đồng
Đơn giá – Tổng giá – Các chi phí liên quan
VD: Đơn giá 1000 USD/MT, FOB Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam, Incoterms 2020
Tổng giá: 100.000 USD (Bằng chữ: Một trăm nghìn đô la Mỹ chẵn)
Giá trên đã bao gồm chi phí đóng gói bao bì và chi phí bốc hàng tại cảng đi.
Điều khoản giao hàng
Thời hạn giao hàng
– Một thời gian cụ thể, chính xác: ……on 27th May 2021 (thường ít được sử dụng)
– Mốc thời gian chậm nhất: ….no later than 27th May 2021
– Khoảng thời gian: from 1st May 2021 to 30th May 2021
– Kèm điều kiện: …..after receipt of payment of 70% of total contract value.
– Quy định chung chung:….. in May 2021
Địa điểm giao hàng
– Căn cứ xác định địa điểm giao hàng
- Điều kiện cơ sở giao hàng: Incoterms
- Phương thức vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không,….
- Thỏa thuận trong hợp đồng
– Cách quy định
- VD: Port of loading: Hai Phong Port / Hai Phong Port – Green Port Terminal
Thông báo giao hàng
– Căn cứ thông báo giao hàng: Incoterms
– Số lần thông báo, thời điểm thông báo, phương thức và nội dung thông báo
– Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc thông báo giao hàng
VD: Trong điều kiện FOB có 3 lần thông báo
Lần 1: người bán thông báo hàng đã sẵn sàng để giao
Lần 2: người mua thông báo về con tàu đến chở hàng
Lần 3: người bán thông báo về việc giao hàng
Một số quy định khác
– Giao hàng từng phần (Partial Shipment): allowed/not allowed
– Chuyển tải (Transhipment): allowed/not allowed
– B/L đến chậm (Late arrival B/L): acceptable/not acceptable
– B/L bên thứ 3 (Third party B/L): acceptable/not acceptable