HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (PHẦN 3): ĐIỀU KHOẢN BAO BÌ, THANH TOÁN, BẢO HÀNH, KHIẾU NẠI VÀ TRỌNG TÀI
Để soạn thảo được một hợp đồng hoàn chỉnh không phải điều dễ dàng, cần sự cân nhắc thiệt-hơn, lợi-hại cho cả phía mình và bên đối tác. Tiếp nối phần 1 và phần 2 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chúng ta tiếp tuc tìm hiểu về những điều khoản cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, giải quyết nhiều vấn đề trong hợp đồng mua bán quốc tế: điều khoản bao bì, điều khoản thanh toán, điều khoản bảo hành, điều khoản khiếu nại và điều khoản trọng tài.
Cùng Prime Logistics tìm hiểu về các điều khoản cuối cấu thành nên một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Điều khoản bao bì
Phương pháp quy định chất lượng của bao bì
Quy định cụ thể
- Vật liệu bao bì
- Hình thức của bao bì
- Số lớp của bao bì và cấu tạo mỗi lớp
- Sức chứa của bao bì
- Gia cố của bao bì
Quy định chung chung
- Phù hợp với một phương thức vận tải
- Phù hợp với tính chất hàng hóa
Phương thức cung ứng bao bì
Người bán cung cấp cùng với hàng
Người bán cung cấp nhưng người mua phải trả lại
Người mua ứng trước để người bán đóng gói hàng
Ký mã hiệu
Mã hiệu: là những ký hiệu hàng chữ hướng dẫn giao nhận vận chuyển bảo quản hàng hóa
Yêu cầu của ký mã hiệu
- Viết bằng sơn, mực không phai, không nhòe, bề mặt ký phải bào nhẵn
- Dễ đọc dễ thấy, viết theo thứ tự, màu sắc phù hợp
- Không ảnh hưởng đến phẩm chất của hàng hóa
Điều khoản thanh toán
Đồng tiền thanh toán
Là đồng tiền dùng cho thanh toán, có thể giống hoặc khác với đồng tiền tính giá.
Cơ sở lựa chọn đồng tiền thanh toán
- Vị trí, sức mua của đồng tiền
- Tập quán mua bán của mặt hàng hoặc giữa các bên
- Mục đích, ý đồ của các bên
- Căn cứ vào các Hiệp định
Thời hạn thanh toán
Thanh toán trước: trước khi người bán giao hàng
Thanh toán ngay: cùng lúc người bán giao hàng
Thanh toán sau: sau khi người bán giao hàng
Phương thức thanh toán
Thanh toán tiền mặt (Cash)
- Tuy là phương thức đơn giản và không mất phí nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro, không gắn trả tiền với nhận hàng. Một số công cụ thay thế tiền mặt như: hối phiếu (Bill of Exchange/Draft), Séc (Check/Cheque) và Kỳ phiếu (Promissory Note).
Chuyển tiền (Remittance)
- Người mua yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người bán ở địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do người mua yêu cầu.
- Hình thức chuyển tiền: bằng thư (M/T), bằng phiếu (D/T) hoặc bằng điện (T/T, T/TR)
Ghi sổ (Open Account)
- Người bán mở một tài khoản đặc biệt để ghi lại số tiền hàng đã giao cho người mua, còn người mua theo định kỳ sẽ trả tiền cho người bán. Ghi sổ tạo ra rủi ro cao cho người xuất khẩu vì chỉ có 2 bên tham gia, không ai bảo đảm người mua sẽ thanh toán.
- Chỉ nên thanh toán ghi sổ khi 2 bên thật sự tin tưởng nhau hoặc khi mua bán đối lưu, thanh toán tiền hàng gửi bán ở nước ngoài
Nhờ thu (Collection)
- Người bán sau khi giao hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng trên cơ sở hối phiếu do người bán lập.
- Phân loại nhờ thu
- Nhờ thu trơn (Clean Collection): người bán chuyển chứng từ tài chính (hối phiếu) cho ngân hàng còn chứng từ vận tải thì gửi thẳng cho người mua
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): cả chứng từ tài chính và chứng từ vận tải đều do ngân hàng nắm giữ.
Tín dụng chứng từ (Documentary Letter of Credit)
- Ngân hàng theo yêu cầu của bên mua, phát hành một thư tín dụng cam kết sẽ trả tiền cho bên Bán trên cơ sở xuất trình đúng đủ bộ chứng từ vận tải theo yêu cầu của thư tín dụng. Đây là phương thức an toàn nhất cho người xuất khẩu và cũng được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế.
- Phân loại thư tín dụng
- L/C hủy ngang/không hủy ngang (Revocable/Irrevocale)
- L/C trả ngay/trả chậm ( At Sight/Deferred)
- L/C xác nhận (Confirmed)
- L/C miễn truy đòi (Without Recourse)
- L/C chuyển nhượng được (Transferable)
- L/C tuần hoàn (Revocable)
- L/C giáp lưng (Back-to-back)
- L/C dự phòng (Standby)
- L/C đối ứng (Reciprocal)
- L/C điều khoản đỏ (Red Clause)
Điều khoản khiếu nại
Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh do bên kia vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời hạn khiếu nại
Mốc tính thời hạn khiếu nại
- Kể từ ngày giao hàng hóa
- Kể từ khi hàng hóa được đưa vào sử dụng
Quyền và nghĩa vụ các bên
Bên khiếu nại
- Giữ nguyên trạng hàng hóa, bảo quản cẩn thận
- Kịp thời thông báo cho bên Bán
- Giám định tổn thất và gửi hồ sơ khiếu nại trong thời hạn
- Hợp tác với bên bị khiếu nại để giải quyết phù hợp
Bên bị khiếu nại
- Xem xét đơn khiếu nại trong thời hạn quy định và khẩn trương phúc đáp lại
- Xác nhận lại khiếu nại
- Phối hợp với bên khiếu nại để giải quyết khiếu nại
Hồ sơ khiếu nại
- Đơn khiếu nại
- Biên bản giám định và các chứng từ liên quan
- Yêu cầu của bên khiếu nại về việc giải quyết khiếu nại
- Hồ sơ lô hàng: hợp đồng, B/L, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, COR, ROROC, thư dự kháng, CSC, biên bản giám định hầm tàu
Cách giải quyết khiếu nại
- Thay thế hàng hóa/giao tiếp số hàng còn thiếu
- Sửa chữa miễn phí
- Giảm giá
- Hoàn tiền và nhận lại hàng
Điều khoản bảo hành
Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về một số chỉ tiêu chất lượng nhất định của hàng hóa trong một khoảng thời gian
Thời hạn bảo hành
Căn cứ thỏa thuận
- Tính chất hàng hóa
- Quan hệ các bên
- Khoảng cách giữa nước người xuất khẩu và nước người nhập khẩu
- Thời gian giao nhận hàng, dỡ hàng, lắp ráp và xây dựng, thời gian lập và luân chuyển chứng từ
- Tập quán buôn bán của ngành hàng
Mốc tính thời hạn bảo hành
- Từ ngày giao hàng/ngày người bán thông báo hàng đã sẵn sàng để giao
- Từ ngày hàng hóa được đưa vào sử dụng
- Kết hợp
Đơn vị tính thời hạn bảo hành
- Theo thời gian: ngày, tháng, năm
- Theo công suất: sản phẩm
Trách nhiệm của các bên
Bên Mua
- Đưa hàng hóa vào sử dụng luôn để kịp thời phát hiện nếu có lỗi
- Sử dụng đúng hướng dẫn của người bán
- Khi hàng hóa có hư hỏng thì báo cho người bán và bảo quản hàng hóa đúng cách
Bên Bán
- Hướng dẫn người mua sử dụng đúng cách
- Kịp thời khắc phục lỗi của hàng hóa trong thời hạn bảo hành
Các trường hợp không bảo hành
- Hao mòn tự nhiên
- Người mua sử dụng/bảo quản hàng hóa sai cách
Điều khoản trọng tài
Trọng tài là bên thứ 3 được hai bên thống nhất để giải quyết tranh chấp và các bên cam kết sẽ tuân theo phán quyết của trọng tài. So với tòa án, trọng tài có nhiều ưu điểm hơn.
Phân loại trọng tài
Trọng tài tổ chức
- Trọng tài thuộc quản lý của một tổ chức trọng tài, có danh sách trọng tài viên, quy chế riêng và điều lệ riêng. Tại Việt Nam chúng ta có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Trọng tài vụ việc
- Trọng tài có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, được các bên chọn ra để giải quyết cho 1 vụ việc.
Quy trình xét xử bằng trọng tài
Tự hòa giải → Thỏa hiệp trọng tài → Tổ chức ủy ban trọng tài → Tiến hành xét xử → Hòa giải → Tài quyết → Chấp hành tài quyết